Bị phù chân khi mang thai tuần 37 có phải là dấu hiệu em bé sắp chào đời?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bị phù chân khi mang thai tuần 37 là hiện tượng mẹ thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân có thể tăng lưu lượng máu, do tích nước hay đơn thuần do mẹ đứng quá trong một thời gian dài. Cách làm giảm hiện tượng phù chân hiệu quả tức thì dành cho chị em là kê cao chân khi nằm, hạn chế ăn mặn, mang giày phù hợp, hạn chế ăn mặn… Các mẹ cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng phù chân khi mang thai

Phần lớn các mẹ đều có ít nhất một lần phù chân trong thời kỳ mang thai. Nhất là thời gian cuối thai kỳ tình trạng ngày càng có vẻ nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân có thể do lưu lượng máu trong cơ thể tăng thêm 50% khi mang thai. Bên cạnh đó, hàm lượng chất lỏng trong cơ thể cũng tăng lên và tích lại ở nhiều vùng khác nhau.

Một lý do khiến bà bầu bị phù chân khi mang thai tuần 37, 38 hay 39  ra, bà bầu bị phù chân cũng có thể do phải đứng liên tục trong thời gian dài. Bởi khi mẹ đừng lâu thì máu sẽ dồn về chân nhiều hơn và làm sưng chân.

Theo các bác sĩ, bà bầu bị phù chân do nguyên nhân tích nước thì hoàn toàn không gây hại cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, tình trạng phù chân sẽ biến mất sau khi sinh con.

Phù chân khi mang thai không quá nguy hiểm như mẹ bầu nghĩ

Mẹ bị phù chân khi mang thai tuần 37 có phải dấu hiệu sinh non?

Từ tuần 37 -40 là tình trạng phù nề diễn ra liên tục. Vì vậy, nhiều mẹ cứ lầm tưởng đến dấu hiệu trước khi lâm bồn. Theo đó, nếu mẹ bầu bị phù chân khi mang thai tuần 37 kèm theo dấu hiệu dưới đây thì nên chuẩn bị đồ đến bệnh viện sinh ngay:

  • Phù nề chân, mắt cá chân, bàn tay.
  • Các cơn gò bụng dưới xuất hiện ngày một nhiều và có tần suất rõ rệt.
  • Mẹ bị tiêu chảy thường xuyên hơn.
  • Thai nhi 37 tuần ít đạp hoặc mẹ cảm thấy bé im lặng hơn so với bình thường.
  • Mẹ cảm giác xương chậu nở rộng, bụng tụt hẳn xuống dưới.

Mẹ bị phù chân kèm theo một số dấu hiệu như xuất hiện cơn gò bụng, mẹ bị tiêu chảy… là dấu hiệu mẹ sắp sinh

Mang thai 37 tuần bị phù chân khi nào nguy hiểm cho mẹ và con?

Mẹ bị phù chân khi mang thai tuần 37 là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, mẹ bầu còn gặp phải một triệu chứng dưới đây thì có thể gây nguy hiểm cho cả  mẹ con. Vì vậy, mẹ cần phải đến bệnh viện để được thăm khám ngay.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đối với những mẹ bầu có tiền sử bệnh tim mạch, bệnh thận hay người thể trạng yếu thì hiện tượng phù chân xuất hiện sớm và chuyển biến nghiêm trọng hơn. Mẹ không chỉ có phù chân mà còn xuất hiện trên mặt, mí mắt và bàn tay của mẹ.
  • Nếu áp dụng nhiều biện pháp khắc phục mà phù chân không khỏi còn kéo theo triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, thị lực yếu, tăng hoặc giảm cân đột ngột… thì phải đi khám ngay.
  • Phù chân nhiều ngày không khỏi rồi đau nhức và kèm theo các dấu hiệu trên thì cũng cần đến bệnh viện ngay vì có thể là chứng tiền sản giật.
  • Mẹ bầu bị hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống hay bị cao huyết áp. Những điều này có thể khiến mẹ bị phù chân nặng hơn và gây nên tiền sản giật, suy thai hay sinh non.

Mẹ bị phù chân kèm theo một số dấu hiệu như xuất hiện cơn gò bụng, mẹ bị tiêu chảy… là dấu hiệu mẹ sắp sinh

Gợi ý cho mẹ cách giảm phù chân khi mang thai ở tuần 37

1. Hạn chế ăn mặn

Mẹ bầu càng ăn mặn thì cơ thể càng dễ tích trữ nước và tình trạng phù chân ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, ăn mặn cũng ảnh hưởng đến huyết áp của mẹ bầu. Do đó, các mẹ chỉ nên ăn nhẹ và hạn chế ăn mặn đến mức tối đa.

2. Kê cao chân khi nằm

Khi nằm mẹ bầu nên kê cao chân để giúp giảm lượng máu dồn xuống chân và hạn chế được tình trạng sưng phù. Mẹ bầu ngồi thì cũng nên kê thêm ghế và nhúc nhích liên tục để tránh tê chân, mỏi chân.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Chườm đá

Mẹ bầu bị phù chân khi mang thai tuần 37 có thể dùng khăn bọc đá và một miếng băng gạc lạnh chườm lên phần chân bị phù từ 10-15 phút. Mẹ thường xuyên thực hiện cách chườm đá sẽ thấy chân bớt phù rõ rệt.

4. Tập luyện nhẹ nhàng

Một số bài tập nhẹ nhàng, nhất là yoga vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa giảm hiện tượng phù chân cho mẹ bầu. Bởi khi mẹ luyện tập lượng máu sẽ không dồn quá nhiều vào phần chân.

Mẹ bầu nên tập một số bài tập nhẹ nhàng

5. Mang giày phù hợp

Nếu mẹ bầu đi giày quá chật cũng có thể khiến máu dồn về chân nhiều hơn. Do đó, mẹ bầu nên lựa chọn giày vừa size hay rộng rãi hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu bị phù chân khi mang thai tuần 37 thường không gây ảnh hưởng quá nhiều đến mẹ và thai nhi. Nhưng nếu mẹ phát hiện các dấu hiệu đi kèm thì cần phải đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chúc mẹ sắp tới vượt cạn thành công.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen