Mang thai tháng cuối thì ngứa 'phát điên', mẹ bầu phải làm sao?

Cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi khi mang thai kèm theo những triệu chứng khó chịu. Vậy bị ngứa khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không? Hãy theo dõi nhé!

Nguyên nhân bị ngứa khi mang thai tháng cuối

Nguyên nhân gây ngứa bụng khi mang thai tháng cuối không chỉ xuất phát từ việc tăng cân nhanh khiến da bị đàn hồi quá mức dẫn đến căng ngứa mà còn do thay đổi nội tiết. Trong quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ không ở mức độ ổn định mà có thể thay đổi theo từng giai đoạn. Theo đó, khi nội tiết thay đổi sẽ kích thích tuyến bã nhờn phát triển dẫn tới lỗ chân lông bị bít tắc và da nổi mụn dẫn đến viêm ngứa.

Nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa. Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như bạn mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da.

Viêm nang lông trong thai kỳ: Chứng bệnh này khởi phát vào khoảng quý III của thai kỳ. Dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa.-

Viêm da bọng nước: Chứng bệnh này xuất hiện khoảng tuần thứ 20-21 của thai kỳ. Lúc đầu, bạn có thể thấy những mảng mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này lan sang bụng, lưng, bàn tay, bàn chân…

Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây ngứa khi mang thai: Bạn bị đổ mồ hôi nhiều; bạn mắc bệnh trĩ, có thể gây ngứa hậu môn; bạn bị rạn da quá mức (thường xuất hiện trong những tháng cuối của thai kỳ), xuất hiện những mảng ngứa ở bụng, ngực, mông, đùi…

Cách khắc phục cho bà bầu bị ngứa khi mang thai tháng cuối

Không nên gãi

Để giảm ngứa, bạn tuyệt đối không nên gãi vì đặc thù ngứa trong thai kỳ là càng gãi sẽ càng ngứa hơn. Khi gãi sẽ làm tăng sừng, tăng sắc tố khiến vùng da đó trở nên khó điều trị hoặc để lại di chứng. Bạn có thể giảm ngứa bằng cách chườm lạnh hoặc chườm ấm, mặc quần áo thoáng mát với chất liệu cotton, tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở lâu trong những nơi nóng bức. Các mẹ cũng nên tắm với nước mát, không nne quá lạnh hoặc quá nóng vì có trường hợp ngứa do lạnh hoặc ngứa do nóng.

Không dùng các loại xà phòng có chất tẩy

Bạn cũng không nên dùng các loại xà phòng có tính tẩy mạnh, tránh các loại sản phẩm chăm sóc da dễ dị ứng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có một chế độ ăn đủ chất, tăng thêm dầu oliu và các thực phẩm giàu vitamin A có trong dầu gan cá, gan, rau quả, trứng,…vitamin D có trong cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa.

Bổ sung dinh dưỡng

Bổ sung đủ nước từ 2 – 2,5 l mỗi ngày để có đủ độ ẩm cho da.

Các mẹ bầu cũng nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng và tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)… Uống nước đều đặn hàng ngày cũng rất quan trọng để giảm thiểu bị ngứa.

Một số loại kem bôi da, giúp chống rạn da và giữ ẩm có thể lạm dịu cơn ngứa. Với vùng bụng, bạn nên bôi (xoa) kem một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.

Nếu tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng, bạn mới nên nhờ bác sĩ tư vấn việc sử dụng thuốc. Bạn không nên tùy ý sử dụng thuốc bởi vì, phần lớn các loại thuốc trị ngứa có ngoài thị trường là dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

Lưu ý: Đa số các trường hợp bị ngứa khi mang thai đều an toàn cho sức khỏe của bé. Bất tiện duy nhất là nó khiến người mẹ mất yếu tố thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày…

Bị ngứa khi mang thai tháng cuối và những dấu hiệu nên đi khám

Bạn bị ngứa toàn thân đi kèm dấu hiệu vàng da: Có thể bạn đang mắc phải chứng mật kém lưu thông.

Bạn bị phát ban và sốt: Bạn có thể mắc chứng thủy đậu, herpes… hoặc bị ngứa đi kèm với tổn thương ngoài da: Bạn có thể mắc chứng chàm, vẩy nến…-

Bạn bị ngứa kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo: Bạn có thể bị nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mẹ Chuu