90% mẹ bầu sẽ bị chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy là tình trạng phổ biến nhưng nếu không xử lý kịp thời, thai kỳ sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Mẹ nên xử lý thế nào nếu bị chuột rút vào kỳ tam cá nguyệt cuối cùng này?
Vọp bẻ là cách gọi khác của tình trạng chuột rút. Khi các cơ bị co thắt đột ngột khiến một phần cơ thể không cử động được kèm theo đau buột dữ dội, mẹ đã bị chuột rút.
Bị chuột rút khi có bầu 3 tháng cuối có những dấu hiệu gì?
Thực ra, bất cứ bắp thịt nào cũng có thể bị chuột rút. Cơ co có thể chỉ lâu vài giây tới vài phút. Hoặc có thể hết đi rồi co trở lại.
Chân, đùi, bàn chân, bàn tay, cơ bụng là những bộ phận hay bị chuột rút “ghé thăm” nhất. Đôi khi, mẹ sẽ bị chuột rút ở các cơ vùng bụng dưới. Cảm giác sẽ đau nhẹ như đau bụng kinh nguyệt do tử cung co bóp.
Dù ngày hay đêm, mẹ bầu đều có thể bị chuột rút hành hạ. Nhưng ban đêm là thời điểm thường xuyên hơn. Chuột rút ban đêm ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ quý giá của mẹ bầu.
Nguyên nhân khiến mẹ bị chuột rút khi mang thai
Tăng trọng lượng cơ thể và kích thước tử cung
Càng về cuối thai kỳ, thai càng lớn dẫn đến trọng lượng mẹ cũng tăng theo. Điều này gây áp lực nhiều đến cơ bắp ở chân. Các cơ chi dưới phải vận động nhiều hơn để chống đỡ vững vàng cho cơ thể mẹ.
Song song đó, tử cung buộc phải mở rộng để tạo chỗ bé nằm. Cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng. Các mạch máu dưới chân, mạch máu về tim, mạch máu của dây thần kinh từ tủy sống đến chân cũng bị chèn ép mạnh.
Áp lực này khiến tinh thần mẹ vô cùng khó chịu, bức bối.
Thiếu dưỡng chất cần thiết
Dư thừa phốt pho, magie hay kali khiến cơ thể sẽ bị rối loạn điện giải. Nếu mẹ thiếu nước hoặc không được bù kịp thời, tuần hoàn máu trong cơ thể sẽ chậm lại. Từ đó gây ra chứng chuột rút.
Vào 3 tháng cuối, thai nhi phát triển rất nhanh. Vì thế, nhu cầu canxi của mẹ cũng tăng theo để đáp ứng kịp thời.
Khi không được cung cấp đủ canxi cần thiết, cơ thể có xu hướng tự rút canxi sẵn có để “nuôi” bào thai. Khi cơ thể mất cân bằng, chuột rút sẽ xảy ra.
Gợi ý cách xử lý cho mẹ bị chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối
Ngay khi cảm giác bị chuột rút, mẹ hãy duỗi thẳng chân. Sau đó, mẹ kéo giãn ngón chân, bàn chân theo hướng ngược lại phía đầu gối. Cơn đau qua đi, mẹ có thể xoa bóp và chườm nóng bằng khăn ấm làm mềm các cơ đang cứng.
Nếu vẫn chưa hết chuột rút, mẹ nên đứng đứng dậy đi bộ trong vài phút. Cách này sẽ giúp chuột rút nhanh hết hơn. Tuy nhiên, cách này lại khiến mẹ di chuyển sẽ khó khăn vì chân tê cứng.
Phòng ngừa chuột rút khi mang thai
Đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất
Thực phẩm giàu kali, magie, đặc biệt là canxi nên được bổ sung vào thực đơn mỗi ngày. Mẹ có thể tìm thấy những chất này nhiều trong thịt,cá, trứng, rau – củ – quả, đặc biệt là chuối, nho khô,..
Mẹ nên đảm bảo uống đủ nước. Tối thiểu 2 – 2,5 lít nước sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng mất nước. Nếu hụt quá nhiều canxi, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem có cần uống canxi hay không.
Chế độ sinh hoạt hợp lý
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Khi ngủ, mẹ nên nằm nghiêng người sang trái để máu dễ lưu thông. Gác chân lên gối cao khi ngủ cũng là một gợi ý khá hay.
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế.
- Thường xuyên tác động đến bắp chân, ngón chân. Xoa bóp, kéo căng cơ bắp chân trước lúc đi ngủ, xoay cổ chân, ngọ nguậy ngón chân khi ăn cơm, xem tivi, …
- Tắm bằng nước ấm và giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
- Kết hợp vận động nhẹ nhàng mỗi ngày: đi bộ, tập yoga, bơi lội, … để các cơ linh hoạt hơn, tăng độ dẻo dai cho cơ thể.
Bị chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối được xem là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, nếu xuất hiện đau, sưng đỏ ở chân, chạm vào chân có cảm giác nóng xung quanh, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời. Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Xem thêm:
- 5 nguyên nhân và 7 cách phòng ngừa tình trạng mang thai bị chuột rút
- Chữa chuột rút khi mang thai có khó không? Đâu là cách điều trị dứt điểm?
- Chuột rút khi mang thai – Những điều mẹ nên biết về hiện tượng khó chịu này trong thai kỳ