6 Bệnh trẻ em mùa thu hay mắc phải và cách phòng ngừa

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời tiết giao mùa cũng là thời điểm bệnh trẻ em mùa thu bùng phát. Các ông bố bà mẹ nên trang bị kiến thức về các loại bệnh thường gặp để phòng tránh cho con.

Thời tiết chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi để virut, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Đặc biệt là ở miền Bắc, từ không khí nóng mùa hè chuyển sang những cơn mưa bất chợt, thời tiết lạnh. Do hệ miễn dịch còn non nên trẻ em rất dễ mắc bệnh thời điểm này. Trong đó có 6 loại bệnh trẻ em mùa thu hay gặp sau:

1. Bệnh viêm tiểu phế quản

Đây là tình trạng sưng và chất nhầy tích tụ trong đường dẫn khí phổi nhỏ nhất. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là nhiễm virut hợp bào hô hấp (VRS). Loại virut này có khả năng lây lan nhanh, dễ tạo thành dịch. Ngoài ra, virut cúm và á cúm Adenovirus cũng có thể gây bệnh cho trẻ bị viêm tiểu phế quản.

Theo các bác sĩ, bố mẹ không nên chủ quan nếu thấy con có dấu hiệu ho, chảy nước mũi trong, sốt... Nếu tình trạng này kéo dài 3-5 ngày sẽ trở nên trầm trọng hơn. Bé sẽ ho nhiều hơn, khó thở, thở rít và thậm chí có thể nhập viện.

Bệnh viêm tiểu phế quản dẫn đến những cơn ho, khó thở...

Vậy nên, ngay từ khi mới xuất hiện triệu chứng nhẹ, bố mẹ hãy cho bé uống nhiều nước. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng với nhiều vitamin cũng sẽ giúp bé “lướt” bệnh. Với trẻ bị tình trạng khó thở, mẹ có thể nhỏ 1 vài giọt nước muối sinh lí để làm thông thoáng mũi cho bé. Trong trường hợp bé có những dấu hiệu khó thở, tím tái, biến chứng... cần đưa đến bệnh viện ngay.

2. Sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết là một bệnh trẻ em mùa thu khá phổ biến. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng cao điểm là cuối hè, đầu thu. Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng dễ mắc phải nhất. Các dấu hiệu của bệnh gồm: sốt cao liên tục và đột ngột, dưới da có triệu chứng xuất huyết...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhiều trường hợp trẻ còn bị xuất huyết niêm mạc miệng, đi tiểu ra máu. Loại bệnh này càng để lâu càng dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột

Các bố mẹ nên theo dõi kỹ các dấu hiệu của con để gặp bác sĩ kịp thời. Đặc biệt, nếu nghi ngờ con bị sốt xuất huyết, bạn không dùng thuốc hạ sốt aspirin. Bởi vì, thuốc này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu. Các bác sĩ khuyên bố mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol rồi nhanh chóng chuyển tới bệnh viện.

3. Tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy do Rotavirus gây ra, hay gặp ở trẻ từ 3 – 24 tháng tuổi. Loại virut này có thể xâm nhập qua đường phân – miệng. Biểu hiện thông thường của bệnh là nôn, sau khoảng 1-2 ngày thì đi ngoài. Đồng thời, trẻ có thể sẽ ho, sốt. Nhiều bố mẹ thường nhầm lẫn dấu hiệu này là của viêm đường hô hấp, viêm mũi dẫn đến biến chứng. Bệnh khiến trẻ mất muối, mất nước nhiều dẫn đến trụy mạch.

Điều quan trọng nhất trong phòng ngừa và điều trị bệnh này là uống nhiều nước. Bạn cũng nên bổ sung dung dịch oresol theo đúng hướng dẫn, không pha loãng hay đặc quá. Với những em bé đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn như không ăn uống, không chơi, nằm li bì cần được đến bệnh viện sớm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Sốt phát ban

Sốt phát ban là một loại bệnh trẻ em mua thu do virut sởi hoặc Rubella gây ra. Trong đó, bệnh do virut sởi gọi là phát ban đỏ và virut Rubella là phát ban đào. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Bố mẹ có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu: mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc, viêm họng...

Ủ bệnh dài ngày sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện nốt đỏ nhỏ trên mặt và lan ra toàn thân. Hai bên cổ và sau tai của trẻ cũng sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau.

Biểu hiện rõ ràng của sốt phát ban là những nốt ban đỏ lan khắp cơ thể

Với bệnh này, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc theo chỉ định bác sĩ. Đồng thời, không nên cho trẻ đến trường học hoặc các nơi đông người để tránh lây lan thành dịch. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần cho trẻ tiêm phòng sởi, Rubella theo chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia.

5. Cảm cúm là bệnh trẻ em hay mắc vào mùa thu

Một trong những bệnh trẻ em mùa thu hay gặp nữa là cảm cúm, gây ra bởi virut cúm A, B. Đây là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp. Khi bị virut xâm nhập, trẻ sẽ có các triệu chứng: nghẹt mũi, chảy nước mũi... và kéo dài hơn các bệnh cúm thông thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh cảm cúm có thể tự khỏi nếu bố mẹ biết cách chăm sóc, cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung vitamin... Tuy nhiên, khi trẻ sốt trên 38 độ, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt chứa paracetamol. Ngoài ra, nhỏ nước muối sinh lý đẻ giảm ngạt mũi, uống mật ong chanh đào giảm ho... cũng là những mẹo nhỏ.

6. Quai bị

Bệnh quai bị do virut Paramyxovirus hoặc siêu vi gây ra, thường xuất hiện vào lúc giao mùa ở. Trẻ em từ 5-14 tuổi là những đối tượng dễ mắc bệnh quai bị. Bệnh biểu hiện bằng việc sưng tuyến nước bọt. Bệnh dễ lây qua đường ho, hắt hơi, dùng chung đồ dùng cá nhân.

Diễn biến bệnh đi từ hơi sốt, mệt mỏi, ho, sưng, đau hai bên mang tai. Thông thường, bệnh có thể tự hết sau khoảng 5-7 ngày.

Bệnh quai bị thường khiến bé đau 2 mang tai

Dù là một bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị sớm, trẻ có thể bị viêm tinh hoàn, viêm màng não. Vậy nên, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc, giúp trẻ mau khỏe mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đó là một số bệnh trẻ em mùa thu hay gặp cũng như cách điều trị, phòng tránh mà bạn có thể tham khảo. Bệnh do virut không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau... Cách tốt nhất vẫn là bố mẹ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin C... nâng cao sức đề kháng của trẻ.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Thanh Thảo