Bệnh sùi mào gà khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai nhi?

Một số trường hợp sùi mào gà hợp thành đám lớn, có khi chiếm hết cả thành âm đạo hay cổ tử cung, gây chảy máu nhiều. Ở người có thai, có lẽ do sự giảm miễn dịch nên sùi mào gà phát triển nhanh hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh sùi mào gà khi mang thai xảy ra khá phổ biến hiện nay. Sùi mào gà thực chất không quá nguy hiểm và có thể điều trị được. Mặc dù, bệnh thường không ảnh hưởng đến mẹ và bé nhưng bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ và điều trị.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bác sĩ Vũ Nhật Nam - Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Nếu bạn lo lắng bệnh sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không thì hãy đọc bài viết dưới đây để giải đáp nhé.

Nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà khi mang thai

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam - Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Sùi mào gà, hay còn gọi là mụn cóc sinh dục, là sự phát triển lành tính xuất hiện khi virus lây nhiễm vào da, lây truyền qua đường tình dục. Bệnh có thể gặp ở phụ nữ mang thai, khi lan rộng sẽ phá hủy mô, gây khó khăn cho việc sinh nở, làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai. Nguyên nhân gây ra bệnh hầu hết là do virus HPV, rất dễ dàng lây truyền từ người sang người qua các hoạt động tình dục bằng miệng, âm đạo và hậu môn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sùi mào gà lây truyền qua đường tình dục và từ mẹ sang con

  • Đường tình dục: Nguy cơ lây bệnh tăng lên cùng với số lần và số bạn tình. Một nghiên cứu cho thấy, nếu có một bạn tình, tỷ lệ mắc bệnh là 17%; nhưng có 5 bạn tình thì con số này là 81%.
  • Từ mẹ sang con: HPV có ở niêm dịch miệng, họng, đường hô hấp trên, đường tiêu hóa trên, dịch ối và đó là đường làm lan rộng sự lây nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà khi mang thai

Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà thường có những mụn nhỏ sần sùi ở tầng sinh môn, ở môi lớn hay mép sau âm hộ, không gây đau. Có trường hợp các nụ sùi mọc nhiều ở âm đạo, cổ tử cung nhưng không phát hiện được.

Thai phụ thấy tự nhiên ra huyết. Hoặc khi tắm rửa, thai phụ cho tay vào âm đạo thấy sần sùi, chảy máu.

Một số trường hợp sùi mào gà hợp thành đám lớn, có khi chiếm hết cả thành âm đạo hay cổ tử cung, gây chảy máu nhiều. Ở người có thai, có lẽ do sự giảm miễn dịch nên sùi mào gà phát triển nhanh hơn.

Triệu chứng của bệnh sùi mào gà khi mang thai

Về triệu chứng, mào gà thường không biểu hiện gì đặc biệt, không đau, không ngứa, biểu hiện với những nốt sần sùi màu hồng hoặc đỏ, mềm, ẩm ướt, có thể có cuống, sờ vào không đau nhưng dễ chảy máu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vị trí thường gặp là ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, quanh lỗ tiểu, bẹn, tầng sinh môn, hậu môn. Trẻ em có thể bị lây từ mẹ trong lúc sinh, hay gặp ở niêm mạc ngoài cơ quan sinh dục như mắt, mũi, miệng.

Ảnh hưởng của bệnh

Phụ nữ có thai bị sùi mào gà thường chảy máu khó cầm nguy hiểm đến tính mạng, phải mổ lấy thai, lây bệnh từ mẹ sang con trong khi sinh đẻ.

Ngoài ra, người mẹ còn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn. Vì vậy, cần tích cực điều trị trước khi sinh, vì bệnh này không chỉ dễ lây truyền từ mẹ sang con mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số biến chứng của bệnh sùi mào gà khi mang thai

Bệnh sùi mào gà thường sẽ không ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể mắc các biến chứng.

Nếu bạn bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục khi mang thai, sùi mào gà có thể phát triển lớn hơn bình thường và làm cho bạn đau khi đi tiểu. Sùi mào gà lớn cũng có thể gây chảy máu khi sinh. Đôi khi, sùi mào gà trên thành âm đạo có thể làm cho âm đạo khó mở rộng trong khi sinh. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật.

Rất hiếm các trường hợp bệnh truyền sang thai nhi. Nếu xảy ra, trẻ sơ sinh thường sẽ phát triển sùi mào gà trong miệng hoặc cổ họng vài tuần sau sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

May mắn thay, các chủng HPV gây ra sùi mào gà không làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc các vấn đề khi sinh.

Phương pháp điều trị

Bác sĩ Nam cho biết việc điều trị sùi mào gà khi mang thai sẽ khác nhau trong mỗi trường hợp bệnh nhân. Không có phương pháp điều trị sùi mào gà, nhưng có những loại thuốc có thể điều trị làm cho những mụn này mờ nhạt đi, tuy nhiên các loại thuốc này không được sử dụng cho phụ nữ mang thai. Nếu mụn cóc lớn, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh nở, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định các phương pháp đóng băng mụn cóc vùng kín bằng ni tơ lỏng, phẫu thuật cắt bỏ hoặc sử dụng laser đốt bỏ mụn cóc. Thai phụ bị sùi mào gà cần tuân thủ điều trị, tránh tự ý dùng thuốc nhằm bảo đảm an toàn cho mẹ và thai nhi.

Hiện nay số lượng bệnh nhân mắc sùi mào gà tại miệng rất cao là do quan hệ bằng miệng tăng. Để phòng tránh lây nhiễm bệnh sùi mào gà khi quan hệ đường miệng, hậu môn, sinh dục đều phải dùng bao cao su và chung thủy một vợ, một chồng.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mẹ Chuu