Bệnh mùa đông thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cảm cúm, sốt xuất huyết, viêm da dị ứng… Tìm hiểu về các loại bệnh lý trẻ thường gặp vào mùa thu đông sẽ giúp mẹ biết cách chăm sóc bé tốt hơn nhằm phòng bệnh cho trẻ.
Mùa thu đông có tiết trời se lạnh, không khí khô nên dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, làm dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng. Trong khi đó, trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa trưởng thành nên rất dễ bị bệnh. Dưới đây là một số bệnh lý trẻ sơ sinh thường gặp nhất:
- Bệnh cảm cúm
- Sốt xuất huyết
- Viêm da dị ứng
- Tiêu chảy cấp
Cảm cúm – Bệnh lý trẻ sơ sinh thường gặp nhất trong mùa thu đông
Đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính được gây ra bởi virus cúm và lây truyền qua đường hô hấp. Trẻ nhỏ chưa biết nói nên để nhận biết trẻ sơ sinh bị cúm, ba mẹ cần để ý một số dấu hiệu sau đây:
- Sốt cao, ớn lạnh, run rẩy và đổ mồ hôi
- Ho
- Hắt hơi
- Thở khò khè, mũi tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi, nước mũi ban đầu loãng nhưng sau đó sẽ trở nên đặc hơn và biến thành màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
- Quấy khóc liên tục
- Mệt mỏi
- Biếng ăn, bỏ bú
- Nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần trong ngày
- Mắt màu đỏ hoặc màu vàng, có rỉ mắt
Bạn có thể chưa biết:
Mách mẹ cách phòng ngừa các bệnh giao mùa cho bé vào mùa đông
Điểm danh 3 loại bệnh giao mùa thu đông ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả
Cảm cúm ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ phát triển thành viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, mất nước, rối loạn điện giải… Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trên, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị. Ngoài ra, tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm cũng là phương pháp hữu hiệu giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh khi bị cảm cúm, ngăn ngừa nguy cơ bệnh phát triển thành dịch bệnh mùa đông xuân nguy hiểm.
Bệnh sốt xuất huyết – Căn bệnh có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh khá cao
Mùa đông hay bị bệnh gì? Mùa thu đông là mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết. Giai đoạn này, các bệnh viện ghi nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện vì sốt xuất huyết, trong đó độ tuổi sơ sinh chiếm khoảng 5 – 6%. Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong là rất cao.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh:
- Sốt cao đột ngột và kéo dài liên tục, có thể cao tới
- Xuất huyết da. Tuy nhiên, rất ít có trường hợp các bé bị chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng
- Nôn nhiều lần, nôn ra máu
- Tiêu ra máu, tiêu phân đen
- Ít tiểu tiện, phù nề
- Tay chân lạnh
- Da phát ban
- Co giật, lừ đừ, ngủ li bì, hay bứt rứt, quấy khóc liên tục
- Trẻ bỏ bú
Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, ba mẹ hãy phòng bệnh cho trẻ bằng cách diệt muỗi, lăng quăng, bọ ngậy, cho trẻ mặc quần áo dài, ngủ mùng, bôi kem chống muỗi,…
Bệnh viêm da dị ứng
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu và làn da mỏng manh dễ bị tác động nên rất dễ bị bệnh viêm da dị ứng vào thời điểm giao mùa thu đông, khi thời tiết lạnh. Phải đến 5 tuổi, trẻ mới có thể chấm dứt bệnh này. Tuy nhiên, số ít trường hợp có thể kéo dài đến khi trưởng thành.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm da dị ứng:
- Da nổi mẩn đỏ, nốt đỏ hình tròn, bong trợt da, trên bề mặt da có mụn nước, phù nề
- Trẻ ngứa và gãi khắp người
- Một số trẻ có thể ho, sốt, bỏ bú và sụt cân
Để ngăn chặn tình trạng kích ứng da, ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của viêm da dị ứng. Ngoài ra, bệnh có thể phòng ngừa bằng cách giữ cho môi trường sống xung quanh trẻ thật sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn gối, đồ chơi của trẻ. Mùa lạnh cần dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ và che chắn cẩn thận cho trẻ khi ra ngoài.
Bạn có thể chưa biết:
Top 4 loại thực phẩm giúp trẻ phòng chống bệnh cúm hiệu quả nhất cho mùa đông này
Nguy cơ bệnh tiềm ẩn từ vết bầm tím trên chân trẻ, mẹ đừng chủ quan!
Tiêu chảy cấp
Dịch tiêu chảy cấp cũng là một trong các bệnh lý trẻ sơ sinh dễ bùng phát vào mùa thu đông. Để phòng bệnh cho bé, mẹ cần rửa tay, vệ sinh sạch sẽ trước khi cho bé bú, sử dụng nguồn nước sạch trong vệ sinh và ăn uống cho bé, thường xuyên dọn dẹp phòng ốc, vệ sinh chăn gối, đồ chơi của trẻ. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tiêm vắc xin phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế uy tín.
Triệu chứng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cấp gồm có:
- Tiêu chảy nhiều lần trong ngày
- Sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi gây nên tình trạng co giật
- Ho
- Sổ mũi
- Nôn ói
- Uống nước háo hức
- Da khô
- Mắt trũng, khóc không có nước mắt
- Khô miệng
- Tiểu ít hơn bình thường
- Bé có dấu hiệu mệt mỏi, lờ đờ, kém linh hoạt, dễ cáu gắt
Kết
Vừa rồi là những bệnh lý trẻ sơ sinh thường gặp vào mùa thu đông. Thời điểm này thời tiết se lạnh, khí hậu khô, bé sơ sinh lại có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị bệnh, vì vậy ba mẹ cần chú ý đến việc phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ, nhất là công tác phòng bệnh mùa đông cho trẻ mầm non khi các bé đã đi học, tiếp xúc với nhiều nguồn lây và dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Khi có con đi học mầm non, ba mẹ cần tích cực tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng cách cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước và bổ sung thêm đề kháng tự nhiên từ các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, bưởi… Cần chú ý đến công tác vệ sinh cá nhân cho trẻ, rèn cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp với lứa tuổi, chú ý cho bé đeo khẩu trang đi ra ngoài… đồng thời luôn giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh bé để hạn chế tối đa vi khuẩn hay tác nhân có hại… Khi trẻ nhiễm bệnh nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám chứ không nên tự ý điều trị cho bé tại nhà.
Xem thêm:
- Các bệnh phổ biến ở trẻ em cha mẹ nên biết để giúp con phòng ngừa
- Bệnh Kawasaki ở trẻ – Mẹ trẻ chia sẻ triệu chứng để cảnh báo các cha mẹ khác
- Những điều phải biết về chứng suy tim ở trẻ em: Có thể ngăn ngừa được hay không?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!