Bé sơ sinh ngủ nhiều: Khi nào mẹ cần lo lắng?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú là tình trạng diễn ra khá bình thường, tuy vậy cũng có khả năng tiềm ẩn nguy cơ con đang bị mắc một bệnh lý nào đó. Vậy việc bé ngủ nhiều liệu có đáng lo lắng không? Mẹ nên đánh thức bé dậy bú bằng những phương pháp nào? Tất cả sẽ có trong bài viết ngay sau đây!

Thắc mắc của mẹ

Một người mẹ có con nhỏ thắc mắc: Bé gái nhà em sinh được 8 ngày tại bệnh viện Từ Dũ, sinh ở tuần thứ 36 – 37 và nặng 2,6kg, nằm viện 3 ngày là về nhà. Vì bé là con đầu nên em chưa có nhiều kinh nghiệm, mong được bác sĩ giải đáp giúp em một số vấn đề giấc ngủ của bé như sau:

  • Vào ban ngày, bé thường ngủ nhiều đến 5 – 6 tiếng mới dậy, đêm thì từ 2 – 3 tiếng bé lại dậy quấy khóc đòi bú.
  • Bé bú rất mạnh nhưng vì ít tia sữa nên em phải vắt sữa cho bé bú bình, mỗi cữ bé bú rất nhanh, bú hết 70 – 80ml sữa chưa đến 5 phút. Sau đó, cho bé ợ hơi xong thì bé nấc cục, khi hết nấc cục thì lại đòi bú tiếp.
  • Trong lúc ngủ bé thường xuyên vặn mình, vươn tay, chân, uốn éo.
  • Bé nấc cục rất thường xuyên (đang nằm, đang ngủ, sau khi ti,…) và rất lâu hết.
  • Khi bú, khi ngủ, khi chơi bé thường cười rất nhiều, và không khóc khi bấm lỗ tai hay tiêm ngừa.
  • Trên cổ, lưng, đầu của bé nổi những đốm trắng như sảy, em mở máy lạnh ở 28 độ C và không cần đội mũ cho bé được không?

Giải đáp từ bác sĩ

Để trả lời những thắc mắc trên, BS. CK1. Nguyễn Thị Thanh Hương, khoa Sơ Sinh, bệnh viện Từ Dũ cho biết:

  • Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều (khoảng 17 – 20 giờ/ngày). Tuy nhiên, các con sẽ thức dậy đòi bú và bú giỏi khi đói. Thế nên, bé của bạn ngủ và bú như vậy là bình thường.
  • Ở giai đoạn sơ sinh, bé có thể vặn mình nhẹ khi ngủ. Dù vậy, nếu bé gồng vặn nhiều, mẹ nên đưa bé khám tại các cơ sở y tế để được bổ sung vi chất.
  • Khi bé bị nấc cục, mẹ có thể cho bé ngậm lại vú để dừng cơn nấc cục.
  • Da bé bị nổi sảy, mẹ nên tắm và vệ sinh cho bé sạch sẽ mỗi ngày, lau khô thoáng rồi mới mặc quần áo. Đồng thời, không nên ủ bé quá nhiều sẽ khiến bé bị hầm nóng, đổ mồ hôi gây bít lỗ chân lông, dẫn đến nổi đốm sảy. Tuy nhiên, nếu da bé nổi những mụn trắng như mủ thì có thể bé đã bị nhiễm trùng da,  lúc này mẹ nên đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế để được kê toa thích hợp.
  • Nhiệt độ phòng ngủ cho bé để khoảng 28 độ C là đúng. Nên cho bé đội mũ khi ngủ nhưng không được quá chật.

Nhu cầu giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Ở giai đoạn sơ sinh, các bé có nhu cầu ngủ nhiều hơn so với những giai đoạn phát triển khác. Thông thường, bé sẽ ngủ khoảng 16 – 20 giờ mỗi ngày, có thể ngủ vào bất cứ lúc nào và có xu hướng ngủ nhiều vào ban ngày hơn ban đêm. Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ sơ sinh gồm 2 loại:

  • Nhanh (giấc ngủ nông): Chiếm khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ. Khi ngủ nông, mắt của bé có thể cử động nhanh theo chiều trước – sau.
  • Chậm (giấc ngủ sâu): Không cử động mắt. Các bé thường ngủ sâu khoảng 8 giờ/ngày.

Tùy thuộc vào cơ địa mà mỗi bé sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Theo kết quả khảo sát, qua từng giai đoạn, giấc ngủ của trẻ sẽ có sự thay đổi như sau:

  • Dưới 3 tháng tuổi: Ngủ gần như suốt ngày, mỗi giấc ngắn từ 1 – 2 giờ (hoặc có thể nhiều hơn). Tổng thời gian ngủ mỗi ngày trung bình khoảng 18 – 20 giờ.
  • 3 đến 6 tháng tuổi: Bé sẽ ngủ giấc dài hơn vào ban đêm. Trung bình mỗi ngày bé ngủ khoảng 14 giờ.
  • 6 đến 12 tháng tuổi: Bé ngủ khoảng 12 – 15 giờ/ngày.

Khi ngủ chính là lúc cơ thể trẻ xử lý các thông tin, đồng thời sản sinh hormone tăng trưởng cho cơ bắp và xương. Do đó, giấc ngủ vô cùng quan trọng cho sự phát triển, đóng vai trò quyết định đối với sự hoàn thiện hệ thần kinh và cảm xúc của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé sơ sinh ngủ nhiều có đáng lo?

1. Ngủ nhiều sinh lý

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh chỉ ăn và ngủ. Do đó, nếu không ảnh hưởng đến sự phát triển và chế độ dinh dưỡng của bé thì mẹ cũng không cần lo lắng khi thấy con ngủ quá nhiều. Giấc ngủ ngon và sâu sẽ mang lại cho trẻ nhiều lợi ích như:

  • Tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giúp bé được thư giãn, khi thức dậy sẽ ít khóc hơn.
  • Phát triển trí não, tăng trưởng chiều cao.

2. Ngủ nhiều bệnh lý 

Tuy nhiên, một số trường hợp bé sơ sinh ngủ nhiều bất thường, không chịu dậy đòi bú do bệnh lý cần có sự can thiệp kịp thời:

  • Bé bị sốt: Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ bị cảm sốt, ngay cả khi không có dấu hiệu báo trước. Vì thế, mẹ nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của bé khi thấy con đột nhiên ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Mất nước: Bị tiêu chảy, đổ quá nhiều mồ hôi, sốt hoặc nôn trớ đều có thể là nguyên do khiến trẻ ngủ li bì trong trạng thái mệt mỏi. Trường hợp này mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để thăm khám xác định nguyên nhân và tìm cách bù nước thích hợp cho bé.
  • Viêm màng não: Ngủ nhiều, bú ít là một trong số những dấu hiệu của bệnh viêm màng não mà mẹ cần đặc biệt lưu ý, bởi đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Theo đó, bệnh có thể để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Mẹ cần làm gì khi bé ngủ nhiều?

Dạ dày của trẻ sơ sinh còn khá nhỏ nên con chỉ cần khoảng 90ml sữa cho mỗi lần bú. Tuy nhiên, nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của bé lại rơi vào khoảng 600ml. Do đó, bé sẽ rất mau đói và thường tự thức dậy để bú sau 2 – 3 giờ mà không cần mẹ đánh thức.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bé sơ sinh ngủ nhiều thì có thể đánh thức con dậy để bú. Việc này sẽ không gây hưởng đến giấc ngủ hay sức khỏe của bé bởi con sẽ trở lại giấc ngủ rất nhanh. Mẹ có thể tham khảo một số cách đánh thức bé dậy như sau:

  • Bỏ khăn quấn: Nếu bé ngủ ngon khi được quấn khăn thì việc gỡ bỏ lớp khăn đó có thể làm bé tỉnh giấc. Ngoài ra, cởi bỏ bỉm cũng là một cách đánh thức trẻ.
  • Chạm vào bé: Đây là cách rất đơn giản để mẹ làm bé thức giấc. Hãy chạm nhẹ vào má hay cánh tay của con, hoặc cũng có thể dùng khăn ướt lau nhẹ nhàng lên má của bé.
  • Bật đèn, nghe nhạc: Một bản nhạc nhẹ nhàng sẽ có tác dụng đánh thức bé dậy bú. Hay mẹ có thể bật đèn để con từ từ thức dậy. Lưu ý, không nên bật nhạc quá to hoặc chiếu đèn trực tiếp vào bé để tránh làm bé bị giật mình.
  • Cho bé bú mẹ: Đánh thức bé bằng cách bế bé dậy và cho bé nằm ở tư thế bú như bình thường. Theo bản năng, con sẽ tự mở miệng và bú sữa mẹ. Đây chính là cách gọi bé thức dậy để bú mà các mẹ thường áp dụng.

Kết

Tóm lại, nếu bé sơ sinh ngủ nhiều nhưng vẫn thức dậy để bú sữa thì mẹ không cần lo lắng. Tuy vậy, mẹ cần theo dõi tình trạng giấc ngủ cũng như sức khỏe của con mỗi ngày nhằm kịp thời phát hiện ra những thay đổi bất thường.

Bài viết có tham khảo thông tin từ bệnh viện Từ Dũ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy