Trẻ sơ sinh là đối tượng cực kỳ nhạy cảm và cần được chăm sóc đặc biệt. Bất cứ hành động nào của người lớn cũng đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ. 1 câu chuyện được chia sẻ nhiều mới đây về trường hợp 1 em bé sơ sinh 4 tháng tại Malaysia bị ngạt thở do tã quấn đã làm không ít bà mẹ giật mình.
Em bé sơ sinh bị ngạt thở do tã quấn
1 bé gái sơ sinh 4 tháng tuổi tại Kuala Lumpur, Malaysia vô tình bị ngạt thở vì cha mẹ quấn tã cho con khi ngủ. Bố mẹ của cô bé chỉ nhận ra con mình đã bất tỉnh vào 7h30 phút sáng ngày hôm sau nên đã ngay lập tức đưa con tới bệnh viện. Dù được các bác sĩ cố gắng tiến hành hồi sức tích cực trong 15 phút nhưng cuối cùng bé vẫn không qua khỏi. Các bác sĩ cho biết em bé dường như bị ngạt thở khi bị chiếc tã quấn che lên mặt trong khi ngủ.
Các nhà chức trách nhận định đây là một trường hợp của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Một hội chứng nguy hiểm mà tất cả các bố mẹ nuôi con nhỏ đều phải biết.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh – sát thủ thầm lặng cực kỳ nguy hiểm
Đột tử ở trẻ sơ sinh (Suddent Infant Death Syndrome – SIDS) là tình trạng trẻ vốn khỏe mạnh qua đời đột ngột trong lúc ngủ mà không có nguyên nhân rõ ràng. Hiện tượng này hay gặp vào mùa đông. Đột tử ở trẻ sơ sinh không thể dự đoán trước hoặc ngăn ngừa được. Những đứa trẻ qua đời do SIDS hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất kỳ triệu chứng nào về sức khỏe và hầu như không có dấu hiệu cho thấy bé phải chịu đựng sự đau đớn nào trước đó.
Mặc dù SIDS là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong của trẻ trong khoảng 1 tháng – 1 năm tuổi, nhưng tình trạng này vẫn hiếm khi xảy ra. SIDS thường gặp trong độ tuổi từ 2 – 4 tháng. Nguyên nhân gây ra SIDS rất khó xác định, mặc dù vậy, một số yếu tố sau sẽ làm gia tăng nguy cơ SIDS:
- Cha mẹ hoặc người cùng nhà hút thuốc lá
- Ngủ úp mặt trên đệm
- Trẻ sinh non
- Trẻ sinh nhẹ cân
- Ngủ trên bề mặt quá mềm
- Thân nhiệt quá cao trong khi ngủ.
Làm sao để phòng ngừa SIDS ở trẻ sơ sinh?
- Đặt trẻ nằm trên mặt phẳng, không để chăn, thú nhồi bông, gối mềm cạnh bé; luôn để bé nằm ngửa khi ngủ
- Không che đậy đầu bé khi ngủ. Bố trí phòng ngủ của bé thoáng khí, tuyệt đối không đắp chăn kín mít cho trẻ, giữ phòng của bé ở độ nhiệt độ mát vừa phải, nhất là khi bé mặc tã. Đồng thời, đừng mặc quá nhiều quần áo cho bé khi đi ngủ, chỉ mặc vừa đủ và thoải mái
- Nên cho bé ngủ riêng trong nôi, cũi tuy nhiên nên đặt nôi, cũi trong phòng ngủ của cha mẹ và thường xuyên kiểm tra, quan sát bé khi ngủ
- Không dùng miếng đệm phụ trong cũi vì nó có thể khiến bé bị nghẹt thở
- Khi mang thai, mẹ bầu nên tránh xa thuốc lá, rượu và các chất kích thích khác; tiêm phòng đầy đủ cho bé
- Thường xuyên cho bé đi khám sức khỏe để phát hiện điều bất thường
- Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì kết hợp với đồ ăn khác cho đến khi bé 2 tuổi để giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử. Nghiên cứu đã cho thấy trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có khả năng bị ảnh hưởng bởi hội chứng này ít hơn hẳn trẻ khác.
- Nên cho bé dùng núm vú giả cho tới khi con được 1 tuổi
- Không để bé tiếp xúc với khói thuốc, môi trường ô nhiễm…
- Cân nhắc khi quấn tã cho bé. Qua 1 tháng tuổi trẻ sơ sinh trở nên tò mò hơn và bắt đầu nhận thức nhiều hơn về thế giới xung quanh. Quấn tã lâu sẽ khiến bé trở nên thụ động do tã hạn chế vận động của con.
Nguồn tổng hợp
Xem thêm
- Có nên cho trẻ sơ sinh nằm gối? 6 nguy cơ tiềm ẩn và 4 điều mẹ nên làm giúp bé có 1 giấc ngủ ngon
- Có nên để bé nằm sấp khi ngủ? Nằm như vậy có an toàn cho bé không?
- Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!