Bé mới sinh bị nấc: mẹ nên làm gì cho con thoải mái?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trái với lo ngại của các mẹ, bé mới sinh bị nấc không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng. Ngược lại, nấc cụt ở trẻ sơ sinh thật sự có lợi cho bé. Bé sẽ được iều hòa nhịp thở và tống bớt không khí dư thừa trong dạ dày ra ngoài. Nếu mẹ biết cách xoa dịu, bé sẽ dễ chịu hơn.

Vì sao bé mới sinh hay bị nấc?

Em bé của bạn có thể đã bắt đầu nấc cụt từ lúc còn trong bụng mẹ, sớm nhất là vào tuần thứ 6 sau khi thụ thai. Các cơn nấc này có thể kéo dài từ một phút hoặc một giờ. Tuy nhiên, chúng không gây hại gì cho thai nhi.

Nguyên nhân khiến bé mới sinh bị nấc thường là:

  • Nấc cụt thường xuất hiện ngay sau khi bé bú, do trời lạnh hoặc khi bé bị kích thích.
  • Cơ hoành là cơ hô hấp ở đáy ngực. Khi cơ hoành bị kích thích và co thắt, không khí thừa sẽ bị đẩy ra khỏi dạ dày.
  • Bên cạnh đó, khả năng nuốt và thở của bé vẫn chưa được đồng bộ hóa hoàn toàn. Sau năm đầu tiên, các cơ quan nội tạng của trẻ sơ sinh phát triển và trưởng thành,. Lúc này, nấc cụt sẽ giảm dần về cường độ và tần suất.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể bị nấc thường xuyên hơn. Kèm theo hiện tượng ọc sữa, ho, bỏ ăn và khó chịu.

Nấc cụt hoàn toàn vô hại, trừ khi chúng khiến bé bỏ ăn và mất ngủ.

Làm thế nào để bé hết nấc cục?

Thông thường, trẻ sẽ tự hết nấc trong vòng 5 đến 10 phút. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể áp dụng các mẹo sau đây để giúp bé mau hết nấc cục.

Cho bé ợ hơi

Khi đầy không khí, dạ dày bé có thể tạo áp lực lên cơ hoành và gây ra nấc cục. Bạn có thể cho bé ợ hơi để giúp bé đẩy hết không khí ra bên ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có thể đặt một chiếc khăn sạch lên vai, bế vác bé, để đầu bé dựa vào vai mẹ. Một tay mẹ bế bé, một tay mẹ xoa vùng lưng bé theo hình tròn hoặc chụm bàn tay lại vỗ lưng theo hướng từ dưới lên để bé ợ hơi.

Ngoài ra, mẹ có thể cho bé nằm trên cánh tay mình, hoặc cho bé ngồi hơi nghiêng về trước. Tư thế này giúp quá trình ợ hơi được dễ dàng hơn.

Hãy để các nấc cụt tự hết

Hầu hết các cơn nấc sẽ tự hết dù bạn không làm gì. Sau khi bé một tuổi, các cơn nấc kiểu này sẽ dần biến mất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể di chuyển bé đến căn phòng khác yên tĩnh hơn, tránh xa anh chị, thú cưng và tivi,...  Lý do là vì bé cũng có thể nấc cụt do choáng ngợp với môi trường xung quanh mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đưa cho bé chiếc một núm vú giả

Không phải lúc nào bé mới sinh cũng bị nấc ngay sau khi bú. Trong những trường hợp nấc không lý do, bạn có thể đưa cho bé một chiếc núm vú giả. Ngậm núm vú giả sẽ giúp bé thư giãn và bình tĩnh hơn. Cơn nấc cụt mau chóng kết thúc hơn.

Làm thế nào để ngăn bé mới sinh bị nấc?

Rất khó để ngăn chặn hoàn toàn các cơn nấc vì nguyên nhân của chúng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tuy nhiên, mẹ có thể thử các phương pháp sau để giúp ngăn ngừa nấc cụt:

  • Tránh để bé quá đói mới cho bú vì lúc đó, bé dễ khó chịu, quấy khóc
  • Sau khi cho bé bú, cần tránh các hoạt động quá mạnh
  • Giữ lưng bé ở tư thế thẳng đứng trong 20 đến 30 phút sau mỗi bữa ăn.

Nấc cụt được xem là bình thường đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi và cả ở những em bé còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu bé bị nấc quá nhiều, bé sẽ rất khó chịu hoặc kích động khi nấc. Bạn nên gặp với bác sĩ để trao đổi. Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề y tế khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bé mới sinh hay bị nấc, ngủ không yên giấc hoặc nếu những cơn nấc cụt vẫn tiếp tục xảy ra thường xuyên sau khi bé được một tuổi, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

Bạn không nên áp dụng những mẹo chữa nấc cụt dân gian cho bé mới sinh. Ví dụ như làm bé giật mình, cho bé uống nhiều nước liên lục, bế hoặc để cho bé khóc thật to,... Những phương pháp này thường không hiệu quả đối với trẻ sơ sinh. Thậm chí, chúng có thể gây hại cho bé.

Chúc mẹ và bé sớm vượt qua những cơn nấc cụt nhé!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le