Nguy cơ bệnh tiềm ẩn từ vết bầm tím trên chân trẻ, mẹ đừng chủ quan!

Khi bé sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid và corticosteroid sẽ làm giảm khả năng đông máu. Điều này dẫn đến tình trạng xuất huyết mạch máu dưới da dẫn đến bé hay bị vết bầm tím ở chân. Ngoài ra, nếu thường xuyên cho bé sử dụng dầu cá, nhân sâm với liều lượng cao cũng gây xuất huyết và bầm tím dưới da.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé hay bị vết bầm tím ở chân nhiều ngày không lặn do nhiều nguyên nhân trẻ đang thiếu vitamin hoặc bệnh ban xuất huyết, cũng có thể do rối loạn chảy máu di truyền…Nếu trẻ có biểu hiện đau và sốt, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

  • Vết bầm tím là gì?
  • Bé hay bị vết bầm tím ở chân có nguy hiểm không?
  • Một số cách chữa trị vết bầm tím hiệu quả

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Vết bầm tím là gì

Vết bầm tím là một loại chấn thương dưới da khá phổ biến ở tất cả lứa tuổi. Hiện tượng này xảy ra do mạch máu giữa các mô, tim hoặc các cơ quan trên cơ thể bị vỡ ra. Ngoài bị tổn thương, mạch máu còn có thể tự suy yếu khiến hồng cầu thoát ra ngoài và thoái hóa. Từ đó gây nên các vết bầm với những màu khác nhau như đen, xanh đậm hoặc vàng.

Trẻ nhỏ vốn hiếu động, thích chạy nhảy khám phá xung quanh vì thế xuất hiện những vết bầm tím trên người là không thể thiếu. Giống như vết bầm của người trưởng thành, vết bầm trên người trẻ cũng sẽ biến mất sau vài ngày mà không cần dùng thuốc. Trong trường hợp, chúng không biến mất sau nhiều ngày dù đã được bố mẹ chườm lạnh hoặc chúng xuất hiện ở những nơi nguy hiểm trên người trẻ như đầu hay các khớp lớn như đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, khiến trẻ có cảm giác đau kèm theo đó là những triệu chứng như chảy máu mũi, sốt hoặc mệt mỏi,... Thì có thể đây là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm mà chúng ta ít để ý tới bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra.

Vết bầm tím là một loại chấn thương dưới da khá phổ biến ở tất cả lứa tuổi (Nguồn ảnh: istockphoto)

Có thể bạn chưa biết:

Bé hay bị vết bầm tím ở chân có nguy hiểm không

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Vết bầm tím trên cơ thể là một tổn thương da thường gặp , là hậu quả của việc các mạch máu tại vùng tổn thương bị vỡ. Ở trẻ nhỏ, thông thường nguyên nhân gây ra các vết bầm tím thường là do té ngã, thường gặp ở khuỷu tay, ống chân, đầu gối... Một số trẻ có lượng mỡ ít (chức năng giúp bảo vệ cơ thể trẻ khỏi các va đập), trẻ sẻ dễ bầm tím ngay ngay cả khi va đập nhẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, vết bầm không rõ nguyên nhân trên người trẻ cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý huyết học ( như bệnh Hemophilia, bệnh Von Willebrand, bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch...), thiếu hụt vitamin (vitamin K, C...) và khoáng chất.

Những vết bầm tím có thể xuất hiện ngẫu nhiên ở khắp cơ thể do trẻ hiếu động va chạm hoặc té ngã gây nên, nhưng đa phần sẽ xuất hiện ở tay và chân. Nếu như bạn đã theo sát trẻ, hạn chế tối đa các vấn đề bên ngoài tác động lên cơ thể trẻ gây bầm tím. Nhưng những vết bầm vẫn xuất hiện không rõ nguyên nhân thì có thể trẻ đang mắc một số căn bệnh sau:

1. Giảm tiểu cầu

Tiểu cầu hay còn được gọi là huyết khối là những tế bào lưu thông bên trong mạch máu. Tiểu cầu hỗ trợ cơ thể cầm máu, đông máu mỗi khi có tổn thương xảy ra. Khi lượng tiểu cầu trong máu không ổn định và thường xuyên bị giảm trẻ sẽ rất dễ bị bầm tím không nguyên nhân. Đặc biệt nếu trẻ có vết thương hở sẽ rất khó để cầm máu do máu khó đông lại.

Giảm tiểu cầu ở trẻ em được chuẩn đoán do nhiễm virus. Từ đó dẫn đến các phản ứng tự miễn gây tự hủy tiểu cầu hoặc suy giảm sản xuất tiểu cầu.

Những vết bầm tím có thể xuất hiện do trẻ hiếu động hoặc té ngã gây nên (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Rối loạn sinh tủy

Tiểu cầu được sinh ra bên trong tủy xương và giúp làm đông máu mỗi khi có vết thương. Khi trẻ mắc những bệnh như bạch cầu hoặc ung thư máu sẽ làm rối loạn sản xuất tiểu cầu. Từ đó trẻ sẽ dể bị các vết bầm tím không rõ nguyên nhân hoặc dễ bị chảy máu.

Ngoài ra, bệnh ung thư máu cũng là một mối lo ngại lớn đối với các bậc phụ huynh khi con em xuất hiện vết bầm không nguyên nhân. Nếu trẻ xuất hiện những vết bầm kéo dài kèm triệu chứng như mệt mỏi, sốt, xanh xao, nhức đầu, chóng mặt và khó thở. Ba mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để tiến hành kiểm tra và xét nghiệm nhé!

3. Rối loạn chảy máu di truyền

Bên trong cơ thể cần đến 13 loại protein khác nhau để có thể duy trì được hoạt động của tiểu cầu. Khi trẻ bị thiếu hụt tiểu cầu sẽ rất dễ bị bầm tím không nguyên nhân và chảy máu.

Trong các rối loạn chảy máu di truyền, bệnh von willebrand là thường gặp nhất. Ngoài ra hiện tượng này còn có thể là biểu hiện của bệnh hemophilia. Tuy bệnh này ít gặp hơn nhưng đối tượng chịu ảnh hưởng đa phần là các bé trai. Hầu hết các bé mắc bệnh hemophilia đều phải trải qua các triệu chứng bầm tím hoặc chảy máu tự phát.

4. Do thuốc và các chất bổ sung

Khi bé sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid và corticosteroid sẽ làm giảm khả năng đông máu. Điều này dẫn đến tình trạng xuất huyết mạch máu dưới da dẫn đến những vết bầm tím. Ngoài ra, nếu thường xuyên cho bé sử dụng dầu cá, nhân sâm với liều lượng cao cũng gây xuất huyết và bầm tím dưới da.

Mẹ đã biết chưa:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm gì để sơ cứu tại chỗ nếu bé bị ngã đập đầu phía sau?

5. Bệnh ban xuất huyết

Trong bệnh này, máu thoát ra từ các mao mạch nhỏ dẫn đến hàng ngàn vết bầm tím nhỏ. Bệnh có thể kèm theo ngứa ở những trường hợp nặng.

Đây có thể là dấu hiệu nặng của sốt xuất huyết, xảy ra vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Biểu hiện là xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết, thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc xuất hiện các mảng bầm tím.

6. Thiếu vitamin

Vitamin C đóng vai trò quan trọng để chữa lành vết thương và hình thành collagen. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, các mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ, kết quả gây bầm tím.

Bên cạnh đó, đây còn là dấu hiệu thiếu vitamin B12 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất máu, thiếu vitamin K làm giảm đông máu, thiếu vitamin P khiến quá trình sản xuất collagen gặp khó khăn, dẫn đến các mạch máu trở nên mỏng và có thế sinh ra các vết bầm tím thường xuyên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số cách chữa trị vết bầm tím hiệu quả

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, khi phát hiện một vết bầm mới, cha mẹ nên chuẩn bị một túi đá viên, quấn trong một chiếc khăn vải và đắp lên vết bầm trong khoảng 10-15 phút, nâng cao vùng bị bầm tím để giúp giảm sưng tấy.

Ba mẹ có thể áp dụng những cách sau để giúp đẩy lui vết bầm và giúp trẻ giảm đau.

  • Chườm túi nước đá hoặc khăn lạnh lên vùng da bị bầm tím để giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và giảm đau nhức cho trẻ. Ba mẹ không nên dùng nước đá chườm trực tiếp lên da vì có thể gây tổn thương nặng hơn.
  • Nếu các vết bầm lan rộng trong thời gian ngắn. Ba mẹ có thể giúp trẻ nằm và nâng chân lên trong khoảng 24 giờ đầu. Điều này sẽ làm giảm lưu lượng máu truyền đến chân, giúp các vết bầm không lan rộng ra.
  • Dùng khăn ấm chườm vào phần da bị bầm trong khoảng 10 phút. Thực hiện từ 3 đến 5 lần một ngày và làm liên tục trong 2 ngày tiếp theo. Việc này sẽ giúp nhanh tan lượng máu bầm tích tụ dưới da.
  • Khi bị bầm, phần mạch máu dưới da sẽ dể bị tắc nghẽn do phần hồng cầu thoái hóa gây nên. Việc xoa bóp nhẹ vùng da bị bầm sẽ giúp tăng khả năng lưu thông máu. Từ đó vết bầm sẽ nhanh lành và không lan rộng.
  • Sử dụng các loại thuốc tan máu bầm theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng các loại thuốc tan máu bầm theo chỉ định của bác sĩ (Nguồn ảnh: istockphoto)

Tổng kết

Bác sĩ Nam cho biết, nếu vết bầm tím xuất hiện không rõ nguyên nhân nào, cha mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm máu kiểm tra. Các rối loạn đông máu chỉ có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm khi trẻ được đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

haunguyen