X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Ba mẹ ly dị và đùn đẩy trách nhiệm khiến bé gái đi nhà trẻ không ai đón 3 ngày liền

Mất 6 phút để đọc
Ba mẹ ly dị và đùn đẩy trách nhiệm khiến bé gái đi nhà trẻ không ai đón 3 ngày liền

Bé gái đi nhà trẻ không ai đón 3 ngày liền sau một buổi chiều tan học. Con thì hoang mang, cô giáo không thể liên hệ với gia đình nên phải đưa con về nhà chăm nom. Nguyên nhân là vì đâu?

Nguyên nhân bé gái đi nhà trẻ không ai đón 3 ngày liền

Câu chuyện khiến nhiều người thương xót cô bé và ngẫm nghĩ xảy ra ở một trường mẫu giáo. Như thường ngày, một bé gái đợi người nhà đến đón tại nhà trẻ sau giờ tan học. Nhưng buồn thay, cha mẹ hay không một ai trong gia đình xuất hiện để đưa bé gái đi nhà trẻ về nhà.

Sự việc sẽ không có gì nếu người nhà đến đón trễ. Mà đây, bé gái đi nhà trẻ không ai đón 3 ngày liền. Mỗi ngày, khi những đứa trẻ khác được cha mẹ đón về hết, bé gái vẫn một mình ngồi yên trong góc lớp. Đến đây chắc nhiều người sẽ tự hỏi là bé ở lại trường cả 3 ngày?

be-gai-di-nha-tre-khong-ai-don-3-ngay-lien

Không phải thế, cô giáo thấy có chuyện không ổn nên gọi điện cho phụ huynh, nhưng điều cô không ngờ là điện thoại của phụ huynh đã tắt máy. Không thể bỏ con ở lại trong lớp một mình, cô giáo phải đưa tạm về nhà mình ăn, ngủ một đêm chờ phụ huynh liên lạc.

Qua một đêm vẫn không thấy tăm hơi cha mẹ bé gái đâu, cuối cùng cô báo cảnh sát tìm cha mẹ cho cô bé. Kết quả họ biết được rằng cả hai hiện đã ly hôn, và cha mẹ đều không muốn nhận nuôi con nên bỏ mặc con ở nhà trẻ.

Cảnh sát quyết định trao lại bé gái cho mẹ sau 3 ngày ở cùng cô giáo và để gia đình tự dàn xếp.

Chia sẻ của cộng đồng mạng về việc bé gái đi nhà trẻ không ai đón 3 ngày liền vì ly hôn 

Hầu hết khi nghe được câu chuyện này, ai cũng cảm thấy bất bình và thương cảm cho cô bé. Nhiều người lên tiếng chỉ trích sự vô trách nhiệm của cha mẹ này, họ cho rằng “thực sự không đáng làm cha mẹ, kiểu cha mẹ như thế không xứng đáng sinh con”.

Con cái là trời cho, là “trái ngọt” đâm chồi từ tình yêu của người ba và người mẹ. Hơn thế nữa, mẹ cũng là người mang nặng đẻ đau con, chẳng lẽ trong 3 ngày đó mẹ không hề nghĩ đến bé?

Dù cha mẹ có cạn hết tình nghĩa thì cũng phải nhớ tới con, đứa trẻ vô tội, sao lại không thương, bỏ quên con ở nhà trẻ 3 ngày mà cũng không hề đoái hoài, mảy may lo lắng.

Hậu quả về mặt tâm lý đến trẻ khi không ai đón 

Trẻ con còn rất mong manh và những trải nghiệm tiêu cực giai đoạn nhỏ sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến tính cách con sau này. Theo tiến sĩ Lê Văn Hảo, Viện Tâm lý học Việt Nam, trẻ ở độ tuổi mầm non vô cùng nhạy cảm và cần sự gần gũi của cha mẹ. Nhất là khoảng thời gian đến trường, trẻ thường không hiểu sao mình phải đi học, phải rời nhà, xa những người thân thuộc. Dù học ở lớp vui đến thế nào, đến giờ về, trẻ vẫn rất mong mỏi được cha mẹ đến đón sớm, hoặc đúng giờ.

Mỗi khi ba mẹ đón trễ hay quên không đó, vô tình sẽ tạo cho con tổn thương về mặt tâm lý như:

  • Gieo vào lòng trẻ nỗi sợ hãi mơ hồ trong suốt những năm tháng ấu thơ
  • Dần dà trở nên thất vọng, buồn bã, nặng nề hơn là trầm cảm
  • Hình thành tâm lý bất an. Từ đó trở nên bi quan, luôn ở trong trạng thái sợ sệt khi gặp những chuyện không bình thường

be-gai-di-nha-tre-khong-ai-don-3-ngay-lien

Bé gái đi nhà trẻ không ai đón 3 ngày liền chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng tâm lý rất nhiều. Và tệ hơn nữa, với bé, khi về nhà lại sẽ nhận thức được sự rạn nứt của ba mẹ. Bé gái sẽ phải trải nghiệm thêm một trạng thái tâm lý không tốt.

Mất mát của con trẻ khi cha mẹ ly hôn

Trẻ em cảm thấy thiếu thốn tình cảm từ khi còn nhỏ

Sau khi bố mẹ ly hôn ít quan tâm đến con cái nên trẻ cảm thấy mình không có đủ tình yêu thương từ khi còn nhỏ, khi lớn lên dễ bị thiếu thốn tình cảm. Biểu hiện trực tiếp là ai đối xử tốt với mình thì trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc đặc biệt và dễ phụ thuộc, tổn thương vì tình cảm.

Sợ kết hôn vì gia đình không trọn vẹn

Vì tình cảm cha mẹ bất hòa, con cái dễ bị bóng ma tâm lý từ nhỏ, đứa trẻ sẽ không có niềm tin vào hôn nhân và cũng khó đón nhận việc kết hôn do sợ đổ vỡ như cha mẹ.

be-gai-di-nha-tre-khong-ai-don-3-ngay-lien

Trẻ tự ti về hoàn cảnh gia đình

Nếu những đứa trẻ ở tách biệt với cha mẹ, thiếu cha hoặc mẹ, hoặc thiếu cả hai thì đứa trẻ sẽ không có chỗ dựa là gia đình, lớn lên tự ti, thiếu cảm giác an toàn và xa cách người thân vì không có cảm giác thân thuộc.

Cha mẹ nên cư xử thế nào với con cái sau ly hôn?

Quan tâm nhiều hơn đến con cái

Dù cha mẹ có chia tay thì tình yêu thương dành cho con cái cũng không thể thay đổi. Không thể để con cái cảm thấy thiếu thốn tình cảm cha mẹ, càng phải yêu thương con nhiều hơn cả trước khi ly hôn.

Giữ mối quan hệ tốt đẹp với chồng/vợ cũ

Ly hôn nhưng cha mẹ vẫn nên cư xử hòa thuận, tốt đẹp với nhau, ít nhất trước mặt con cái, không nên nói xấu về người kia với con cái, cũng đừng tránh né, gượng gạo khi chạm mặt nhau.

Gia đình tan vỡ là điều không ai muốn, đặc biệt là đối với những gia đình có con nhỏ. Tiếp tục cố gắng nhưng không hạnh phúc, luôn cãi vã cũng ảnh hưởng đến bé. Ly hôn chắc chắn sẽ để lại một vết thương lòng cho con. Do đó, hãy suy xét thật kỹ trước đi đưa ra quyết định và hãy là ba mẹ văn minh khi ly hôn.

Xem thêm:

  • Ly thân ở chung nhà: Muốn tốt cho con hay kéo cả gia đình vào cuộc khủng hoảng tâm lý
  • Bố mẹ ly hôn con sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý thế nào?
  • Cuộc ly hôn đầy nước mắt tác hại đến sức khỏe trẻ ra sao?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

mInH.tHu

  • Home
  • /
  • Tin tức chung
  • /
  • Ba mẹ ly dị và đùn đẩy trách nhiệm khiến bé gái đi nhà trẻ không ai đón 3 ngày liền
Chia sẻ:
  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

  • theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

    theAsianparent Việt Nam và Bé Yêu đã về chung một nhà

  • Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

    Ý kiến chuyên gia: 14 lời khuyên cho các nạn nhân bạo lực gia đình

  • Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

    Cách làm mặt nạ dưỡng da an toàn cho mẹ bầu trong thai kỳ

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it