Một bé gái 14 tuổi mắc tiểu đường tuýp 2. Các bác sĩ chỉ ra, nếu cha mẹ cho con ăn quá nhiều thứ thực phẩm này, trẻ sẽ có nguy cơ bị tiểu đường không kém gì người lớn.
Bé gái 14 tuổi mắc tiểu đường tuýp 2
Mới đây tại Bắc Kinh, một bé gái 14 tuổi đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo các bác sĩ, nguyên nhân rất có thể do trẻ đã tiêu thụ quá nhiều đường tinh luyện trong chế độ ăn hàng ngày.
Sau khi được bác sĩ thông báo, người mẹ của cô bé cảm thấy rất ân hận và dằn vặt mình đã quá chủ quan đến việc ăn uống, sinh hoạt của con. Bà cho biết, do công việc bận rộn nên thường mua bánh ngọt sẵn ở nhà để bé ăn sáng và ăn vặt sau khi tan học.
Do không thích ăn cơm, bé đã tự ý cắt cơm trưa tại trường, tiền bữa cơm trưa đó, bé dành để mua bánh và các món ăn vặt. Việc này mẹ của bé không hay biết cho đến khi phát hiện con bị bệnh.
Hầu hết nhiều người nghĩ rằng chỉ có người lớn mới mắc bệnh tiểu đường nhưng trên thực tế rất nhiều trẻ nhỏ đã mắc căn bệnh nguy hiểm này. Bé gái nói trên là một trong số đó.
Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em thường không dễ nhận ra. Do đó, cha mẹ cần cẩn trọng khi thấy trẻ có một số dấu hiệu bất thường như dưới đây.
Các dấu hiệu tiểu đường ở trẻ cha mẹ cần cảnh giác
Trẻ luôn mệt mỏi
Nếu trẻ có vẻ mệt mỏi hoặc buồn ngủ khác thường, những thay đổi về lượng đường trong máu có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng của chúng.
Tiểu tiện thường xuyên
Nồng độ đường quá cao trong máu có thể dẫn đến lượng đường quá mức đi vào nước tiểu, từ đó khiến đi tiểu thường xuyên, theo Health Line.
Thường xuyên thấy khát và đói
Trẻ mắc bệnh tiểu đường không có đủ insulin để cung cấp nhiên liệu cho các tế bào cơ thể hoạt động. Vì vậy trẻ có thể luôn cảm thấy đói và khát nước thường xuyên hơn.
Da sẫm màu
Kháng insulin có thể khiến da bị sẫm màu, nếu trẻ bị tiểu đường tuýp 2 có thể nhận thấy vùng da ở nách và cổ sậm màu hơn những vùng khác.
Vết thương lâu lành
Các vết loét hoặc nhiễm trùng khó hoặc lâu lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2.
Cha mẹ cần làm gì khi con bị tiểu đường
Việc đầu tiên là phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đi khám để được thực hiện các xét nghiệm cần thiết và có hướng điều trị phù hợp.
Bác sĩ có thể xác định con bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không bằng cách xét nghiệm lượng glucose trong máu. Thậm chí nếu một đứa trẻ hay thiếu niên không có bất kỳ triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra ở những trẻ có nhiều khả năng mắc bệnh – như bé bị thừa cân chẳng hạn.
Ngoài ra cha mẹ có thể giúp trẻ thực hiện các bước để giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 như duy trì cân nặng hợp lý, cùng trẻ tập thể dục thể thao mỗi ngày như đi bơi, chạy, .. và quan trọng nhất là cần hạn chế cho bé ăn những thực phẩm và đồ uống có đường.
Xem thêm:
- Ăn 1 lúc 3 bánh trung thu, người phụ nữ bị tiểu đường suýt mất mạng
-
Chuyên gia bật mí các món ăn sáng nhanh gọn mà vẫn đủ dinh dưỡng cho trẻ tiểu học
- Bữa trưa của bé Nhật Bản: Bài học về thói quen ăn uống lành mạnh và tính kỉ luật trách nhiệm tuyệt vời cho trẻ
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!