Bé đi ngoài ra máu nên ăn gì để hết bệnh và những điều ba mẹ cần lưu ý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé đi ngoài ra máu nên ăn gì là thắc mắc của mẹ nhằm khắc phục tình trạng bé đại tiện ra máu. Cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng của bé cần thay đổi như thế nào để khắc phục tình trạng này nhé.

Nguyên nhân bé đi ngoài ra máu ở tuổi lên 3

Nứt kẽ hậu môn

Đây là nguyên nhân phổ biến gây bé đi ngoài ra máu. Đây là tình trạng tình trạng có một vết rách nhỏ ở niêm mạc ống hậu môn. Nguyên nhân là do phần phân cứng hoặc lớn quá khổ làm rách lớp lót mỏng manh của hậu môn. Tiêu chảy cũng có thể gây kích ứng niêm mạc và gây ra vết nứt.

Nếu con bạn bị nứt hậu môn, bạn có thể thấy những vệt máu đỏ tươi trên phân hoặc giấy vệ sinh sau khi lau. Vết nứt hậu môn cũng có thể gây đau và ngứa ở khu vực mà tồi tệ hơn trong hoặc ngay sau khi đi tiêu.

Táo bón

Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bé đi ngoài ra máu. Bởi vì khi táo bón, hậu môn của trẻ phải chịu sức ép lớn, dẫn đến rách, trầy xước, đau rát và gây xuất huyết.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng trong đường tiêu hóa có thể khiến bé đi ngoài ra máu.

Các bệnh liên quan đến ruột

Khi bé bị viêm ruột hay bất kỳ bệnh gì liên quan đến ruột (như kiết lỵ, tiêu chảy,…) thì khả năng cao mẹ sẽ thấy máu trong phân của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Polyp

Polyp đại trực tràng (đặc biệt là loại có cuống) dễ bị chảy máu khi phân đi qua chính là nguyên nhân gây chảy máu khi bé đi tiêu. Ngay sau khi cắt polyp tình trạng đại tiện ra máu không còn.  Khi phát hiện các polyp trẻ cũng cần được cắt bỏ để tránh đại tiện kém và có nguy cơ thành ung thư khi bé lớn.

Những việc mẹ nên làm trước khi tìm hiểu bé đi ngoài ra máu nên ăn gì

Bình tĩnh xác định liệu có thực sự bé đi đại tiện ra máu 

Máu trong phân gồm nhiều mức độ: phân có nhiều máu tươi, phân có màu đỏ, phân có màu đen, hoặc nâu đen.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đôi khi, nhiều bà mẹ rất hốt hoảng và mất bình tĩnh khi thấy có máu trong phân của trẻ. Việc bình tĩnh quan sát lại rõ ràng sẽ giúp mẹ xác định đó có phải là máu không. Vì cũng rất phổ biến tình trạng trước đó mẹ cho bé ăn uống có màu đỏ như siro, củ dền,…mà hệ tiêu hóa của bé không tiêu hóa, xử lý hết và kết quả cuối cùng là bé đi ngoài ra phân có màu đỏ.

Hoặc nếu bé đang uống kháng sinh hay sắt thì phân cũng có màu đó. Mẹ nên nắm rõ để tránh hoảng loạn khi nghĩ bé đi ngoài ra máu.

Thăm khám bác sĩ để biết bé đi ngoài ra máu nên ăn gì

Như mẹ đã thấy ở phần đầu của bài viết, có rất nhiều nguyên nhân bệnh lý khiến bé đi ngoài ra máu. Do đó, việc nên làm trước khi tìm hiểu “bé đi ngoài ra máu nên ăn gì” là đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa.

Với kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ, bác sĩ sẽ giúp mẹ xác định được lý do chính xác. Đồng thời, mẹ cũng sẽ có được hướng dẫn hữu ích từ bác sĩ về việc trị dứt điểm cho bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giữ vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ

Vệ sinh thân thể luôn cần thiết, đặc biệt là khi đang bị đi tiêu có máu. Hãy giúp bé rửa, vệ sinh kỹ khu vực hậu môn sau mỗi khi đi đại tiện. Và cả hai mẹ con hãy nhớ rửa tay sau đó nhé.

Cute smiling baby sitting on the potty

Bé đi ngoài ra máu nên ăn gì?

Ở lứa tuổi lên 3, nhiều khả năng nguyên nhân là do táo bón và nứt kẽ hậu môn. Và việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé là điều cần thiết và nên làm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Khẩu phần ăn không nên ăn quá nhiều chất đạm (như thịt hoặc cá, trứng, tôm, cua, chỉ khoảng 150-200g/ngày).
  • Tăng cường các loại rau xanh như mồng tơi, rau đay, rau lang, rau cải, rau muống, súp lơ xanh, rau ngót).
  • Ăn nhiều hoa quả như chuối tiêu, cam, quít, bưởi (ăn cả tép), đu đủ chín, thanh long, dưa hấu, xoài...
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Hạn chế hay/và không uống nước ngọt, nước đóng hộp như là một nguổn bổ sung nước cho cơ thể.
  • Đối với sữa, mẹ nên chọn loại sữa dễ tiêu hóa, thường nhà sản xuất ghi rõ trên nhãn.
  • Kết hợp cho bé ăn 1-2 hũ sữa chua mỗi ngày sau bữa ăn. Không nên chọn sử dụng sữa cao năng lượng vì làm bé càng táo bón hơn.
  • Nấu chín thực phẩm, chế biến ở dạng lỏng và mềm để giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa.
  • Tuyệt đối không cho bé ăn thực phẩm cay nóng và đồ uống chứa caffeine.

Đại tiện ra máu khiến mẹ lo lắng và bé cũng sẽ rất khó chịu, đôi khi kèm theo đau. Vì thế, mẹ nên xác định rõ nguyên do để phối hợp với bác sĩ điều trị dứt điểm cho trẻ.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu