Vì sao bé bú căng bụng vẫn đòi bú? Mẹ nên làm gì lúc này?

Có rất nhiều mẹ cảm thấy lúng túng khi thấy con đã ăn được khá lâu. Bé nhả ti ra và dường như con đã lim dim đi vào giấc ngủ. Nhưng vừa đặt bé xuống giường là con lại gào khóc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bú căng bụng vẫn đòi bú khiến mẹ bối rối. Hãy xem xét các dấu hiệu bé đã bú đủ. Nếu mẹ không thấy con có biểu hiện đã bú no thì có thể con đã gặp tình trạng đầy hơi, hoặc cần ti mẹ để thấy an toàn.

Đây là những nội dung trong bài viết này:

  • Những dấu hiệu con bú no mẹ cần nắm vững
  • Bé bú căng bụng vẫn đòi bú – Con quấy khóc ngay cả khi đã ăn no?

Những dấu hiệu con bú no mẹ cần nắm vững

Khi mẹ cho bé bú, đôi khi mẹ tưởng rằng con đã no nhưng thực tế có phải như vậy. Bụng bé căng đôi khi chưa hẳn là dấu hiệu chính xác của việc con bú no. Mẹ cần quan sát cả các dấu hiệu cơ thể khác nữa, trong đó quan trọng nhất là:

Cơ thể bé thả lỏng, bàn tay xòe ra

Khi kết thúc bữa ăn, tay bé sẽ dần dần buông lỏng và xòe cả bàn tay ra. Đây chính là dấu hiệu của cảm giác “Con đã no nê rồi đấy mẹ ơi”.

Cơ thể bé thư giãn, được nạp đầy năng lượng thường có xu hưởng thả lỏng và duỗi ra một cách tự nhiên nhất.

Bé bú nhanh gọn, không kéo dài 

Con sẽ chỉ ăn no khi con ăn được một bữa ăn chất lượng trong một khoảng thời gian trung bình nhất định. Bé càng ăn lâu (ví dụ trên 50-60 phút mà vẫn chưa xong một bữa) thì đó là lúc con có tín hiệu ăn vặt. Cách ăn này có thể giúp bé ăn hết sữa nhưng chưa chắc đã đảm bảo con ăn no hay không.

Do đó mẹ hãy lưu ý rằng:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bé 0-2 tháng tuổi: Chỉ nên ăn không quá 40 phút.
  • 2-4 tháng tuổi: Bé ăn tầm 20-30 phút và có dấu hiệu thỏa mãn.
  • 4-6 tháng tuổi: Con ăn trong khoảng 15-20 phút.
  • Trên 6 tháng tuổi: Bữa sữa của con không nên quá 15 phút.

Bé vui vẻ, không quấy khóc

Trẻ được ăn no cũng là lúc con đã được thỏa mãn nhu cầu cần thiết của mình. Khi đó bé sẽ trở nên vui vẻ hoặc nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Nếu bé có đầy đủ các dấu hiệu như trên cùng với bầu ngực mẹ mềm, cạn bầu sữa thì mẹ hãy yên tâm rằng con đã bú no, bú đủ. Mẹ không nhất thiết phải cho con bú thêm nữa mẹ nhé.

Bé bú căng bụng vẫn đòi bú – Con quấy khóc ngay cả khi đã ăn no?

Có rất nhiều mẹ cảm thấy lúng túng khi thấy con đã ăn được khá lâu. Bé nhả ti ra và dường như con đã lim dim đi vào giấc ngủ. Nhưng vừa đặt bé xuống giường là con lại gào khóc.

Chẳng phải bé đã bú no rồi sao, vì sao lại muốn bú tiếp?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gặp phải trường hợp này, mẹ cần quay lại xem xét các dấu hiệu con ăn no như đã nói trên. Nếu mẹ không thấy con có biểu hiện như vậy, chứng tỏ bé đang gặp phải tình trạng sau:

Con bị đầy hơi sau khi bú

Các bé bú mẹ thường có xu hướng nuốt khí trong khi con bú. Điều này dễ khiến trẻ bị căng tức bụng dù con bú chưa no.

Cách xử lý:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mẹ hãy thử bế con vỗ ợ hơi.
  • Đến khi nào nghe thấy bé ợ ra một tiếng to hãy tiếp tục cho con bú.
  • Nếu bé ngoan ngoãn có vẻ muốn bú tiếp thì chứng tỏ con vẫn chưa bú đủ sữa.

Bé bú căng bụng vẫn đòi bú do trẻ cần ti mẹ như vật trấn an để ngủ dễ dàng hơn

Thói quen này thường xảy ra với những trẻ có thói quen vừa bú mẹ vừa ngủ. Khi đã bị nghiện tật xấu này thì dù bé có bú no bao nhiêu con vẫn sẽ đòi khóc để được ngậm ti mẹ trong suốt giấc ngủ (trong khi mẹ lại tưởng con đòi và tiếp tục cho bé bú).

Cách xử lý:

  • Luyện lại ăn ngủ cho bé
  • Tách bạch riêng cữ ăn và cữ ngủ
  • Mẹ cần thay đổi thói quen, không nên vừa cho bé bú vừa nằm

Bé đang ăn quá nhu cầu cần thiết

Tâm lý của mẹ thấy con ăn nhiều sẽ càng vui vì nghĩ rằng con ăn được là tốt. Trên thực tế, rất khó để mẹ có thể cho bé bú quá no vì nhu cầu ăn của bé không dựa vào cảm xúc hay áp lực từ bên ngoài. Bé sẽ ăn khi bé đói và khi bé no, bé sẽ tự khắc ngưng lại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, với những trường hợp hiếm hoi, một số bé sẽ được cho bú quá nhu cầu, và khi có quá nhiều sữa trong dạ dày bé xíu của mình, bé sẽ nôn ra. Lúc này cơ thể bé sẽ không thể tiêu hóa hết lượng sữa thừa và điều này sẽ dẫn đến các vấn đề tiêu hóa của trẻ như đi lỏng và nôn ói nhiều. Quá no bụng còn là nguyên nhân khiến cho những bé hay khó chịu trở nên quấy khóc nhiều hơn.

Cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bụng căng nhưng vẫn đòi bú:

  • Đánh lạc hướng con nếu thấy con đã ăn đủ (bế bé đi chơi, cho bé chơi đồ chơi, …)
  • Điều chỉnh cữ sữa của con (kéo dài thời gian giữa các cữ sữa)

Ngoài những nguyên nhân trên, mẹ cũng cần theo dõi xem bé có biểu hiện bất thường về sức khỏe không để đưa bé đi khám trong trường hợp cần thiết.

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương