Vì sao bé bị sặc sữa thở khò khè? Hướng xử lý như thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bị sặc sữa thở khò khè vì những nguyên nhân nào? Khi nào thì con rơi vào trường hợp nguy hiểm? Các hướng xử lý khi bé gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa

Ở trẻ sơ sinh, hệ thống tiêu hóa vẫn đang phát triển và chưa hoàn thiện. Do đó, trường hợp bé bị sặc sữa có thể sẽ xảy ra khá thường xuyên.

Khi trẻ bú, sữa sẽ đi xuống cổ họng đến thực quản và sau đó là đến dạ dày. Thực quản được nối với dạ dày bằng một vòng cơ gọi là cơ thắt thực quản dưới. Cơ thắt này mở ra để cho sữa đi vào dạ dày và sau đó nó ngay lập tức đóng lại. Nhưng “cánh cửa” này hoạt động chưa hoàn toàn chính xác và đáng tin cậy cho đến khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Điều này dẫn đến dòng chảy ngược lại của sữa dẫn đến tình trạng bé bị sặc sữa.

Những nguyên nhân khác cũng khiến bé bị sặc sữa:

  • Nuốt không khí trong lúc bú: bé thường có xu hướng bú rất nhanh và khi đó bé sẽ nuốt không khí cùng với sữa.
  • Bú quá nhiều có thể là thủ phạm khiến trẻ bị sặc.
  • Nhạy cảm hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc đồ uống trong chế độ ăn uống của mẹ. Những chất/thành phần gây dị ứng trong thức ăn có thể được chuyển vào sữa mẹ và khiến em bé khí bú sữa mẹ qua bình bị trớ.

Nếu bé bị sặc sữa thở khò khè thì có nguy hiểm không? 

Trong lúc bé bị sặc sữa, chất lỏng này sẽ đi vào đường thở, tràn vào khí quản, phế quản, phế nang làm cản trở quá trình trao đổi oxy, gây tắc đường hô hấp.

Nếu không can thiệp và xử lý kịp thời, bé bị sặc sữa thở khò khè có thể nhanh chóng bị thiếu oxy, suy hô hấp và có thể ngừng thở.

Những lúc này trẻ đang ăn bú bỗng:

  • Ho sặc sụa, tím tái
  • Bé bị sặc sữa thở khò khè
  • Thở rít, khó thở, mắt trợn ngược.
  • Da trẻ tái xanh, người hốt hoảng, cơ thể mềm nhũn hoặc co cứng.

Có thể nói, tình trạng sặc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được xử lý nhanh chóng. Nếu không thì có thể gây tử vong nhanh chóng do suy hô hấp hoặc trẻ sẽ bị những di chứng nặng nề về thần kinh do não bộ bị thiếu oxy trong thời gian lâu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách xử lý khi bé bị sặc sữa thở khò khè

Ba mẹ phải bình tĩnh

Điều tiên quyết đầu tiên và ba/mẹ phải hãy thật bình tĩnh để có thể đánh giá tình hình con lúc đó như thế nào.

  • Bé bị sặc sữa thờ khò khè trong khi ho hoặc khóc, nhìn chung là còn thở được thì tình trạng của trẻ chưa nghiêm trọng.
  • Nếu trẻ tỉnh táo và khó thở: kiểm tra miệng bé, thực hiện động tác vỗ ngực và ấn lưng như khi sặc sữa ở trẻ sơ sinh.
  • Trong trường hợp con có dấu hiệu bất tỉnh và ngưng thở: tiến hành hà hơi thổi ngạt và thực hiện ấn tim ngoài lồng ngực, song song với việc gọi ngay xe cấp cứu.

Xử lý bé bị sặc sữa thở khò khè khi chưa nguy hiểm và nghiêm trọng

Giúp thông thoáng đường thở của trẻ

  • Dùng dụng cụ hút để hút sữa trong miệng và mũi trẻ càng nhanh càng tốt, nếu để lâu sữa sẽ vào sâu bên trong phổi gây tắc đường hô hấp gây nguy hiểm cho tính mạng trẻ.
  • Nếu ở nhà ngay lúc đó không có hay không nhớ có dụng cụ hút có thể dùng miệng để hút, nên hút miệng trước, hút mũi sau.

Kích thích mạnh để trẻ khóc và tự thở

Sau đó, ba mẹ phải làm những động tác để khuyến khích bé khóc và tự thở. Có thể thực hiện bằng 2 cách sau:

Vỡ lưng khi bé bị sặc sữa thở khò khè

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đặt con nằm sấp xuống đùi, đầu thấp hơn ngực
  • Dùng bàn tay vỗ liên tiếp mạnh vào vùng lưng giữa hai vai của trẻ theo hướng xuống dưới và ra trước khoảng 5 cái.
  • Lật nhẹ nhàng về tư thế ngửa xem trẻ đã tự thở được chưa.

Ấn ngực con là phương pháp này áp dụng nếu sau khi vỗ lưng mà trẻ vẫn chưa thở được:

  • Giữ trẻ ở tư thế ngửa, giữ đầu thấp hơn ngực.
  • Ấn vuông góc khoảng 5 lần liên tiếp, tốc độ 1 lần ấn/ giây vào vị trí 1/3 dưới xương ức (cách khoảng 1 đốt ngón tay dưới đường nối hai 2 núm vú).
  • Nếu trẻ vẫn chưa hồi phục thì tiếp tục thực hiện luân phiên 5 lần vỗ lưng, 5 lần ấn ngực cho đến khi trẻ thở.

Có thể ba mẹ quá lo lắng và bối rối thì cách an toàn nhất là đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để được các bác sĩ hay y tá hỗ trợ nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu