Bé 5 tháng chưa biết lẫy có đáng lo không? Ba mẹ không nên quá lo lắng khi bé 5 tháng chưa biết lẫy. Hãy kiên nhẫn chờ đợi thêm 1 chút và cùng con tập các bài tập bổ trợ, chắc chắn con sẽ sớm biết lẫy mà thôi.
Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Khi nào trẻ biết lẫy? Nguyên nhân khiến bé chậm lẫy
- Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi chưa biết lẫy có đáng lo không?
- Giúp trẻ tập lẫy đúng cách
- Những lưu ý khi cho trẻ tập lẫy
Khi nào trẻ biết lẫy? Nguyên nhân khiến bé chậm lẫy
Khi nào trẻ biết lẫy?
Dân gian có câu “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò tập đi”. Lẫy là bước đệm để bé tập ngồi, tập bò sau này. Khả năng này được thực hiện khi bé khoảng 3 tháng tuổi. Nhưng phải đến 5 – 6 tháng tuổi, bé mới lẫy thành thạo, do lúc này, các cơ ở cổ và cơ cánh tay đã đủ chắc chắn, giúp bé vận động thành thục.
Có thể bạn chưa biết:
Nguyên nhân khiến bé chậm biết lẫy
- Lẫy tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước tiên là ở sự cứng cáp của bé. Những bé sinh non thường có xu hướng chậm bắt kịp tốc độ phát triển so với những bé sinh đủ ngày.
- Tính cách cũng là 1 nguyên nhân khiến bé chậm lẫy. Các bé có tính hướng nội, hiền lành, trầm tính thường biết lẫy chậm hơn so với những bé năng động, hướng ngoại.
- Những bé bụ bẫm thường biết lẫy muộn hơn và những bé nhỏ nhắn người thường biết lẫy sớm hơn.
- Các bé được tập nằm sấp từ trước sẽ nhanh biết lẫy hơn các bé hay nằm ngửa.
Bé 5 tháng chưa biết lẫy có đáng lo không?
Hầu hết các bé biết lật từ nằm ngửa sang nằm sấp ở giai đoạn 4 – 5 tháng tuổi. Nhưng cũng là tự nhiên nếu em bé 5 tháng tuổi chưa biết lẫy và tới 6 tháng bé mới thành thạo kỹ năng này, bởi chậm một chút cũng không đáng lo. Còn nếu bé không thể lẫy khi đã 12 tháng tuổi thì bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên đưa bé đi khám. Chính vì vậy, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng khi bé 5 tháng chưa biết lẫy. Hãy kiên nhẫn chờ đợi thêm 1 chút và cùng con tập các bài tập bổ trợ, chắc chắn con sẽ sớm biết lẫy mà thôi.
Khả năng vận động thô của trẻ 5 tháng tuổi
– Khi nằm ngửa, tứ chi con duỗi thẳng, con có thể nâng đầu và vai dậy, có thể kéo chân lên miệng để bú ngón chân cái; biết đá chân tự nhiên để di chuyển cơ thể; có thể lật từ nằm ngửa sang nằm sấp.
– Khi nằm sấp, cơ thể con sẽ dao động giống như máy bay, tứ chi duỗi thẳng, lưng vươn thẳng; có thể đưa đầu và ngực lên rất cao; hai tay dùng sức để đẩy, đầu gối cũng co về trước, có thể lật từ nằm sấp sang nằm ngửa.
– Khi được đỡ ở nách, bé sẽ đứng dậy, toàn thân chuyển động, hai chân lần lượt bước đi.
– Khi đỡ dậy, bé có thể ngồi được 30 phút; đầu và cột sống thẳng; đầu và thân người có thể giữ thành đường thẳng; có thể tự do hoạt động các khớp, thân người không lắc lư. Nếu không vịn, bé có thể tự ngồi trên 5 giây, nhưng đầu và thân sẽ gập về trước.
– Khi đỡ ở lưng để bé đứng dậy, hai đầu gối tuy hơi cong nhưng có thể chống đỡ được phần lớn thể trọng.
Khám phá thêm:
Trẻ 5 tháng uống nước được chưa? Khi nào thì trẻ có thể uống nước?
Lịch sinh hoạt khoa học cho bé 5 tháng tuổi giúp mẹ nhàn, con khỏe
Giúp trẻ tập lẫy đúng cách
Khi trẻ có thể nằm sấp thoải mái trên mặt sàn, ngẩng đầu, sử dụng 2 tay để nâng đầu và vai lên khỏi lên mặt sàn với vẻ mặt háo hức là lúc cha mẹ có thể dạy cho bé tập lẫy với các bước sau đây:
- Giúp bé làm quen với việc sử dụng cơ cổ để nâng đầu bằng cách hằng ngày đặt bé nằm sấp trên mặt sàn vài phút, đặt trước mặt đồ chơi hoặc gương soi để giúp bé thích thú hơn với việc nằm sấp.
- Đặt 1 cái chăn trên sàn và cho bé nằm hơi nghiêng trái phía góc trái của chăn. Tập cho bé thoải mái ở vị trí này, quan sát xem bé có nhấc đầu lên được khoảng vài giây không. Nếu không nghĩa là bé vẫn chưa sẵn sàng cho việc tập lẫy.
- Đặt đồ chơi cách tầm với tay của bé một chút. Sau đó mẹ quan sát xem bé có cố lấy đồ chơi hay không. Bé thường với tay ra để lấy và thường sẽ bị kẹt tay còn lại.
- Khi bé cố với tay lấy đồ chơi, nâng nhẹ phần bên phải của chăn lên khỏi sàn để đỡ lưng bé. Nếu thấy bé khó chịu, mẹ hạ thấp chăn xuống để bé thấy thoải mái.
- Nâng chăn một cách cẩn thận giúp bé lật người lại và vẫn để đồ chơi trong tầm với của bé. Và bé sẽ nhận ra tập lẫy sẽ giúp bé di chuyển để lấy được đồ chơi, tạo cảm giác thích thú cho bé.
Những lưu ý khi cho trẻ tập lẫy
- Để giúp các trẻ tập lẫy đúng với giai đoạn phát triển, nên thường xuyên cho con tập các bài tập phát triển cơ bằng cách cho con tummy times (nằm sấp mỗi ngày), giúp bé phát triển các cơ xương cổ, cơ xương đầu và xương sống.
- Mỗi bé có thời điểm lẫy khác nhau do nhiều yếu tố tác động như: cân nặng, tính cách, sức khỏe. Vì vậy, khi thấy bé 5 tháng chưa biết lẫy ba mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên để bé nằm một mình trên giường, trên ghế sofa hoặc những nơi cao để tránh nguy hiểm có thể xảy ra.
- Khi trẻ bắt đầu tập lẫy, không nên cho con tập trong thời gian dài, mỗi ngày chỉ nên dành khoảng 20 phút, chia nhỏ thành nhiều lần và mỗi lần chỉ nên tập khoảng 2 – 3 phút.
- Không tập lẫy khi trẻ vừa ăn no vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày của bé. Hoặc khi bé có dấu hiệu không thoải mái, mệt mỏi, quấy khóc mẹ cũng không nên tập lẫy cho bé.
- Cho bé tập lẫy cả hai bên trái và phải để các cơ của bé phát triển đồng đều.
- Mẹ nên kiên nhẫn, cổ vũ, khen ngợi để tạo cảm giác thoải mái cho bé.
Lời kết
Trẻ sơ sinh thường biết lẫy từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6. Giai đoạn bé tập lẫy chính là khoảng thời gian để bạn gần gũi, tình cảm với bé hơn. Vì vậy, bạn nên hết sức kiên nhẫn, cổ vũ, khen ngợi và cùng tập lãy với bé để bé có thêm động lực nhanh đạt được mốc phát triển quan trọng này.
Xem thêm
- Trẻ 5 tháng tuổi – Con đã biết làm gì và ăn những thức ăn nào?
- Phương pháp dạy con 5 tháng tuổi giúp con phát triển toàn diện
- Hướng dẫn mẹ chăm bé 5 tháng tuổi để con sớm cứng cáp biết ngồi, bò
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!