14 hoạt động thể chất tuyệt vời dành cho bé 2 tháng tuổi nhanh cứng cáp, hóng chuyện giỏi

Bé yêu mới ngày nào nay đã được 2 tháng tuổi rồi. Mẹ có biết những bài tập vận động nào phù hợp cho bé 2 tháng tuổi?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trò chơi cho bé 2 tháng tuổi mà ba mẹ có thể cùng bé thực hiện đó là hát cho bé nghe, lắc lư đồ chơi trước mặt con, bế bé đung đưa nhẹ nhàng…Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Sự phát triển của em bé 2 tháng tuổi
  • Các trò chơi cho bé 2 tháng tuổi

Sự phát triển của em bé 2 tháng tuổi

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn – Bác sĩ Nhi – Sơ Sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, cân nặng trung bình trẻ gái 2 tháng tuổi là 5,1 kg và chiều cao là 57,1 cm, còn bé trai sơ sinh 2 tháng tuổi có cân nặng và chiều cao trung bình là 5,5 kg và 58,4 cm.

Ở tháng thứ 2, bé vẫn dựa vào nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức để tăng trưởng. Trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ bú 6-10 lần trong 24 giờ, với tổng thể tích sữa mẹ vào khoảng 444 – 946 ml. Trẻ bú sữa công thức hoàn toàn thì bú khoảng 6 bình sữa mỗi ngày, mỗi bình chứa 118 – 177 ml sữa/bữa ăn, tổng thể tích sữa cho 1 ngày là 708 – 1062 ml.

Bé 2 tháng tuổi đã có thể quay đầu sang hai bên trong khi nằm ngửa. Bé đã biết di chuyển tay và chân của mình. Tuy nhiên cổ và đầu của bé vẫn còn non nớt và cần được hỗ trợ. Con đã bắt đầu biết thưởng thức âm thanh và có thể nhận dạng đối tượng cũng như phối hợp tay-mắt. Ngoài ra bé bắt đầu học giao tiếp.

Đến giai đoạn này, mẹ cần lựa chọn các trò chơi cho bé 2 tháng tuổi phù hợp với sự phát triển của bé.

Trẻ 2 tháng vẫn tăng trưởng hoàn toàn nhờ vào nguồn sữa ăn vào (Nguồn ảnh: Unsplash)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các trò chơi cho bé 2 tháng tuổi

Dưới đây là một số trò chơi cho bé 2 tháng tuổi và hoạt động mẹ có thể thử chơi với bé vào những lúc bé tỉnh táo nhất sau khi ngủ dậy hoặc ăn no tầm 15-20 phút.

1. Hát một bài hát ru

Phải làm gì: Hát ru nhẹ nhàng hoặc thủ thỉ những giai điệu ngọt ngào dành cho các bé nhỏ. Sử dụng các động lực khác nhau trong giọng nói của bạn khi bạn hát. Em bé cố gắng đáp lại giọng nói của bạn. Con sẽ cố gắng tập trung trong khi bạn hát. Mẹ đừng quên theo dõi phản ứng xem liệu bé có đưa ra bất kỳ tín hiệu nào dưới dạng biểu cảm trên khuôn mặt hoặc chuyển động cho các nốt khác nhau.

Có thể bạn chưa biết

2. Lắc lư một món đồ chơi

Kỹ năng học được: Phát triển thị giác, theo dõi trực quan

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ sẽ cần: Một món đồ chơi mềm nhỏ, sáng màu như thú nhồi bông hoặc quả bóng xốp

Phải làm gì: Đặt bé nằm trên một bề mặt phẳng, an toàn. Lấy một món đồ chơi mềm và từ từ đưa nó lại gần bé. Di chuyển nó từ bên này sang bên kia để con theo dõi nó bằng mắt. Nhẹ nhàng lắc lư hoặc chạm vào em bé để thu hút sự chú ý của bé.

3. Bế bé và nhảy đung đưa nhẹ nhàng

Kỹ năng học được: Phát triển cảm xúc, gắn kết, kỹ năng lắng nghe

Mẹ sẽ cần: Âm nhạc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phải làm gì: Bật nhạc lên! Ôm bé cẩn thận vào ngực của mẹ và thực hiện các bước nhảy. Di chuyển nhịp nhàng theo âm nhạc. Các chuyên gia tin rằng hoạt động này giúp bé nhỏ phát triển niềm yêu thích với âm nhạc và tăng cường sự gắn kết với cha mẹ

4. Mát xa cho bé

Kỹ năng học được: Nhận thức cơ thể, liên kết

Phải làm gì: Cho bé mặc mỗi tã không, đặt bé nằm xuống một mặt phẳng an toàn. Đảm bảo rằng căn phòng ấm áp và yên tĩnh. Và bắt đầu mát xa cho bé. Mẹ cần thực hiện các động tác dứt khoát nhưng nhẹ nhàng, vuốt ve chân, bụng và cánh tay của con. Mát xa kỹ phần lưng, và xung quanh vai. Cầm 2 chân bé và di chuyển như bé đang đạp xe.

Các bài mát xa mang lại nhiều lợi ích cho bé sơ sinh, đặc biệt giúp con phòng tránh táo bón, đầy hơi và cho bé cảm giác thư giãn tuyệt vời.

5. Cười với bé

Kỹ năng học được: Liên kết, kỹ năng xã hội

Phải làm gì: Trò chơi cho bé 2 tháng tuổi này rất đơn giản. Hãy nhìn vào cục cưng nhỏ. Chắc chắn là bé cũng đang nhìn mẹ đấy. Bây giờ, nhìn thẳng vào mắt bé và mỉm cười. Tự hỏi liệu bé có hiểu không? Tất nhiên! Bé rất thích thú khi mẹ chú ý hoàn toàn đến mình. Mỗi lần bé nhìn vào khuôn mặt tươi cười của mẹ, hãy khuyến khích bé cười lại bằng cách nói ‘cười nào con’. Bé sẽ nhận được tín hiệu rất sớm. Hoạt động này là một trong những điều thú vị để làm với một đứa trẻ 2 tháng tuổi và cũng giúp bé hòa nhập với xã hội.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6. Thể hiện tình yêu

Kỹ năng học được: Phát triển cảm xúc

Phải làm gì: Điều này rất đơn giản. Mỗi lần mẹ bế bé, hãy ôm bé và nói Mẹ yêu con. Mẹ có thể nghĩ rằng con còn nhỏ quá nên chưa thể hiểu gì, nhưng nó sẽ giúp bé phát triển cảm xúc và hiểu tầm quan trọng của xúc giác.

7. Cùng nhau đọc sách

Mẹ hãy gần gũi trò chuyện với bé thật nhiều nhé! (Nguồn ảnh: Unsplash)

Kỹ năng học được: Nhận thức, ngôn ngữ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ sẽ cần: Một số quyển sách

Phải làm gì: Ngồi xuống và đặt bé trên đùi của mẹ. Giúp bé nhìn vào những cuốn sách ảnh khác nhau. Chỉ vào những hình ảnh trong sách và giải thích đó là gì. Nếu đó là một cuốn truyện, hãy đọc to cho bé nghe. Điều này sẽ giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ và sự tập trung. Bé cũng có những bài học đầu tiên về từ vựng và lời nói.

8. Làm quen với màu sắc và ánh sáng

Kỹ năng học được: Phát triển giác quan

Mẹ sẽ cần: Đồ chơi sáng màu có đèn và nhạc

Phải làm gì với trò chơi cho bé 2 tháng tuổi này? Treo một món đồ chơi ngộ nghĩnh, đầy màu sắc trên cũi của bé. Bị thu hút bởi những màu sắc tươi sáng đó, bé sẽ cố gắng tiếp cận chúng. Bé sẽ kéo dài cơ thể trong quá trình, giống như đang tập thể dục. Bé cũng có thể cố gắng lắc các đồ chơi. Đồng thời âm thanh và ánh sáng hỗ trợ sự phát triển cảm giác của bé.

9. Nằm sấp trên bụng

Kỹ năng học được: Kỹ năng thể chất

Phải làm gì: Khi em bé của bạn lớn lên, điều quan trọng là phải cho bé có đủ thời gian nằm sấp, đặc biệt là hoạt động nằm sấp trên bụng bố mẹ mỗi ngày.

Thời gian nằm sấp trên bụng giúp bé tăng cường cơ bắp và sau đó con sẽ từ từ học cách lăn qua và di chuyển xung quanh.

Lưu ý: Không đặt em bé của mẹ nằm sấp quá lâu. Chọn thời điểm con tỉnh táo nhất và cách bữa sữa từ 15-20 phút để con luôn cảm thấy thích thú với hoạt động nằm sấp.

10. Ra ngoài hít thở không khí trong lành

Kỹ năng học được: Kỹ năng nhận thức

Phải làm gì: Đưa bé ra ngoài đi dạo và hít thở không khí trong lành. Chỉ cho con bầu trời, chim, cây cối, tòa nhà, xe hơi, hoặc bất cứ thứ gì khác. Khi bạn bắt đầu đưa bé ra ngoài đi dạo, hãy chỉ vào những đồ vật khác nhau và cho biết chúng là gì.

Có thể bạn chưa biết

11. Nắm ngón tay

Kỹ năng học được: Kỹ năng liên kết, cảm giác và nắm bắt

Phải làm gì: Mỗi ngày hãy để bé nắm lấy ngón tay của mẹ. Trò chơi cho bé 2 tháng tuổi này sẽ giúp bé kết nối với mẹ và xây dựng mối liên kết tình cảm. Nó cũng sẽ làm dịu các giác quan của bé. Việc làm này sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và giữ bình tĩnh, từ đó sẽ cải thiện giấc ngủ.

12. Nói chuyện và tương tác

Hãy chú ý đến giấc ngủ của con để bé luôn ngon giấc (Nguồn ảnh: Unsplash)

Kỹ năng học: Ngôn ngữ, lắng nghe

Phải làm gì: Nói chuyện với bé và thể hiện bằng nét mặt. Lưu ý để cho bé tập trung nghe thấy giọng mẹ. Bé sẽ hiểu rằng mẹ đang nói chuyện với bé. Khuyến khích con nói nhiều hơn. Trong khi mẹ đang làm việc nhà thì cũng có thể trò chuyện tương tác với con.

13. Ở bên cạnh nhau

Kỹ năng học được: Xã hội

Bạn sẽ cần: Tập hợp với người thân và bạn bè thân thiết

Phải làm gì: Đưa bé ra ngoài và cho bé nhìn mọi người. Cho bé đi họp mặt gia đình và gặp gỡ, nơi con có thể gặp gỡ những người khác nhau và nghe thấy nhiều giọng nói khác nhau. Điều này sẽ giúp bé tương tác tốt hơn với người khác và không bị nhầm lẫn hay sợ hãi.

Lưu ý: Những nơi mẹ dẫn con đến không nên quá ồn ào hoặc đông đúc. Bé có thể bị kích động, lo lắng và sợ hãi.

14. Thăm dò thông qua cảm ứng

Kỹ năng học được: Chiến thuật

Phải làm gì: Một bé sơ sinh có thể học được rất nhiều thông qua xúc giác của mình. Hãy đặt bé trên các mặt phẳng bằng chất liệu khác nhau để khám phá chúng như thảm chơi, chăn, giường, … Mẹ cũng có thể cởi đồ của bé khi ngủ nếu nhiệt độ đủ ấm. Điều này sẽ khiến bé cảm nhận được các bề mặt không chỉ bằng tay mà toàn bộ cơ thể.

Bố mẹ cần lưu ý: Luôn lưu ý để đảm bảo bé được an toàn khi để con nằm trên các mặt phẳng, đặc biệt là những nơi có độ cao như giường, cũi. Khi con 2 tháng tuổi cũng là lúc khả năng đạp chân tay của bé mạnh hơn, con hoàn toàn có thể bị lật người hoặc rơi xuống đất.

Với 14 hoạt động thú vị trên, hi vọng rằng em bé 2 tháng tuổi của bố mẹ sẽ sớm cứng cáp, nhanh biết lẫy và phát triển não bộ vượt bậc trong giai đoạn này.

Theo theAsianparent Singapore, Tháng thứ 2 sau khi bé chào đời – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh