Mang bầu siêu âm nhiều có tốt không và liệu có ảnh hưởng đến thai nhi?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu siêu âm nhiều có tốt không? Liệu sóng siêu âm có gây ra dị tật hay ảnh hưởng gì đối với thai nhi? Dưới đây là giải đáp chi tiết từ bác sĩ sản khoa giúp bạn hiểu rõ số lần đi siêu âm khám thai bao nhiêu là hợp lý và an toàn cho mẹ và bé.

Thích đi siêu âm - Tâm lý chung của mẹ bầu 

Cảm giác lần đầu tiên mang thai và sinh nở luôn mang lại sự hồi hộp, háo hức và biết bao lo lắng cho người phụ nữ. Ngay khi thấy những dấu hiệu mang thai sớm, không ít các mẹ vội phi đi mua hàng tá que thử thai. Băn khoăn và sợ hãi khi thấy 2 vạch mờ mờ, bạn chỉ muốn nhanh chóng khẳng định kết quả mang thai bằng việc xét nghiệm máu và siêu âm.

Khi đã biết chắc mình có thai, nhu cầu được biết bé có phát triển khỏe mạnh không, hình dáng con giờ thế nào rồi lại thôi thúc mẹ muốn đi khám thai thật nhiều.

Tuy nhiên điều này liệu có tốt không và có gây ra nguy hiểm gì đối với thai nhi?

Mẹ bầu siêu âm nhiều có tốt không?

Theo bác sĩ Trần Thị Nhật Thiên Trang, khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ cho biết, những thông tin y học đến thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về việc sóng siêu âm gây bất thường cho thai nhi.

Về mặt nguyên tắc, máy siêu âm làm việc theo cơ chế sử dụng những sóng âm có tần số cao mà không thể nghe được bằng tai. Những sóng âm này được phát ra từ thiết bị đầu dò, sóng âm từ đầu dò phát ra truyền qua da bụng mẹ, đi qua thành bụng và sau đó dội lại những hình ảnh đã ghi lại ở bên trong bụng của mẹ, hiển thị lên màn hình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thông qua những kết quả được ghi nhận trên hình ảnh, các bác sĩ có thể đưa ra những kết luận về sự phát triển của thai nhi. Siêu âm sử dụng sóng âm để tiến hành theo dõi sự phát triển của con ở bên trong bụng mẹ, vì đó chỉ là âm thanh nên không gây đau hay ảnh hưởng tới thai nhi.

Tuy nhiên, sự phát triển của thai nhi không phải là sự phát triển đột biến theo từng ngày mà là theo từng tuần, tháng và giai đoạn của thai kỳ. Vì vậy, việc siêu âm nhiều đôi khi là không cần thiết và thậm chí còn gây ra lãng phí tiền bạc, thời gian của mẹ bầu.

Thay vì băn khoăn bầu siêu âm nhiều có tốt không, mẹ nên ghi nhớ 14 mốc khám thai quan trọng cần thiết này

Ln 1: Tun th 5

  • Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống vitamin bổ sung

Ln 2: Tun th 8

  • Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống vitamin bổ sung

Ln 3: Tun th 12

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống vitamin bổ sung

Ln 4: Tun th 16

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Xét nghiệm máu (Tripple test)
  • Uống vitamin bổ sung

Ln 5: Tun th 20

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống vitamin bổ sung

Ln 6: Tun th 22

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)
  • Uống vitamin bổ sung

Ln 7: Tun th 26

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống vitamin bổ sung

Ln 8: Tun th 30

  • Xét nghiệm máu, thử tiểu
  • Làm thủ tục đăng ký đẻ
  • Tiêm phòng uốn ván (AT1)
  • Khám thai, siêu âm 2D
  • Uống vitamin bổ sung

Ln 9: Tun th 32

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Khám thai
  • Thử nước tiểu
  • Uống vitamin bổ sung

Ln 10: Tun th 34

  • Khám thai, thử nước tiểu, siêu âm
  • Tiêm phòng uốn ván (AT2)
  • Uống vitamin bổ sung

Ln 11: Tun th 36

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống vitamin bổ sung

Ln 12: Tun th 38

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống vitamin bổ sung

Ln 13: Tun th 39

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống vitamin bổ sung

Ln 14: Tun th 40

Khám thai, thử tiểu, siêu âm. Một số mẹ có thể bắt đầu sinh từ tuần đến 37-40. Tuy nhiên càng gần những tuần cuối thì bác sĩ sẽ hẹn mẹ đến kiểm tra thường xuyên hơn để đảm bảo thai nhi được mạnh khỏe cho đến ngày dự sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong quá trình mang thai, ngoài siêu âm, mẹ bầu nên kết hợp tự mình theo dõi sự phát triển của thai nhi thông qua các dấu hiệu như biểu hiện ốm nghén, mức độ tăng cân của mẹ bầu, mức độ tăng cân của thai nhi và số lần đạp của bé yêu trong bụng mẹ.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương