Bầu dạ dưới là gì và những điều có thể mẹ chưa biết về chửa bụng dưới

Vào các tuần thai cuối cùng, những mẹ bầu dạ dưới có thể sẽ càng lo lắng và khó chịu hơn vì giờ đây bụng đã tụt xuống nhiều hơn. Đây là thời điểm thai nhi chuyển vị trí xuống thấp hơn, nằm trong khung chậu của người mẹ để chuẩn bị chào đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu dạ dưới có dễ sinh hơn các mẹ khác không? Thực tế, mẹ sinh khó hay dễ hoàn toàn tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ bầu, thai nhi và độ mở của tử cung, việc mang thai cao hay thấp không ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ của mẹ.

  • Bầu dạ dưới là gì?
  • Mẹ mang bầu dạ dưới có nguy hiểm không?
  • Khi nào thì mẹ bầu cần chú ý đến tình trạng mang thai bụng thấp?
  • Giới tính của thai nhi có thể suy đoán qua việc mẹ chửa dụng dưới hay không?
  • Bụng bầu xuống thấp và dấu hiệu chuyển dạ

Bầu dạ dưới là gì

Khi mang thai, hình dạng của mẹ bầu có thể nói lên nhiều điều, chẳng hạn như dự đoán giới tính thai nhi hay cho biết vị trí nằm của thai nhi. Tình trạng bầu dạ dưới cũng là một trong số đó.

Theo các bác sĩ sản khoa, bầu dạ dưới hay còn được gọi là chửa bụng dưới. Dấu hiệu mang thai bụng dưới là bụng bầu to và hơi chèn ngang ở phần dưới bụng.

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ mang bầu dạ dưới có nguy hiểm không

Bụng bầu dạ dưới hoàn toàn không hề gây ảnh hưởng gì đến thai nhi cũng như việc mang thai của mẹ. Đơn giản đó chỉ là cấu tạo bụng bầu theo cơ địa của từng mẹ hoặc do vị trí nằm của thai nhi không giống nhau ở mỗi mẹ bầu mà thôi.

Việc mang thai bụng dưới chỉ gây cho mẹ chút khó chịu mỗi khi đi lại bởi chiếc bụng bầu tụt xuống khiến mẹ cảm thấy mình trở nên ì ạch hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ vẫn nên có chế độ luyện tập thể dục hợp lý và thường xuyên (Nguồn ảnh: istockphoto)

Kinh nghiệm bầu bụng dưới:

Các chuyên gia đã khẳng định chửa bụng dưới hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé.

Nhiều nguồn tin cho rằng các mẹ mang thai bụng dưới sẽ dễ sinh hơn các mẹ khác. Thực tế, mẹ sinh khó hay dễ hoàn toàn tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ bầu, thai nhi và độ mở của tử cung, việc mang thai cao hay thấp không ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ của mẹ. Vì thế, thay vì lo lắng các mẹ nên tập trung nghỉ ngơi và lên thực đơn ăn uống hợp lý, bổ sung các dưỡng chất như sắt, axit folic giúp tái tạo máu cho mẹ và giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Mẹ hãy chú ý bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất đạm mỗi ngày bởi thai nhi đang trong giai đoạn phát triển rất cần dưỡng chất này. Đạm vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển các bộ phận trong cơ thể của thai nhi, nhất là não bộ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tư thế nằm ngủ phù hợp cho bà bầu bụng dưới là nằm nghiêng sang bên trái. Mẹ bầu nên tránh nằm ngửa hay nằm nghiêng sang phải vì tư thế ngủ này khiến lượng máu truyền cho thai nhi bị cản trở. Tư thế khi ngồi chuẩn là thẳng lưng tựa vào thành ghế, kê thêm gối nhỏ sau lưng cho thoải mái.

Dù là mang bầu dạ dưới thì mẹ vẫn nên có chế độ luyện tập thể dục hợp lý và thường xuyên như: Yoga, thiền hay đi bộ chậm…vì nó giúp ích cho sức khỏe của mẹ. Mang lại cảm giác thư thái và giúp giấc ngủ của mẹ sâu hơn. Làm giảm bớt căng thẳng, lo lắng của mẹ vào những ngày cuối thai kỳ, bên cạnh đó là những triệu chứng đau nhức cơ thể do thai nhi đã lớn. Điều quan trọng, việc tập thể dục giúp cho việc sinh nở của mẹ thêm dễ dàng.

Khi nào thì mẹ bầu cần chú ý đến tình trạng mang thai bụng thấp

Khi nào thì mẹ bầu cần chú ý đến tình trạng mang thai bụng thấp? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Vào các tuần thai cuối cùng, những mẹ bầu dạ dưới có thể sẽ càng lo lắng và khó chịu hơn vì giờ đây bụng đã tụt xuống nhiều hơn. Đây là thời điểm thai nhi chuyển vị trí xuống thấp hơn, nằm trong khung chậu của người mẹ để chuẩn bị chào đời. Dấu hiệu bụng tụt thường xảy ra vào những tuần cuối thai kỳ và là một trong những triệu chứng báo hiệu cơn chuyển dạ đang cận kề.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số dấu hiệu thường gặp cho thấy bụng mẹ đã tụt và chuẩn bị bước sang giai đoạn sinh nở như:

  • Bụng mẹ bầu tụt xuống thấp. Mẹ có thể quan sát ngực xem có còn chạm vào phần trên bụng để biết bụng bầu đã tụt hay chưa. Nếu ngực không chạm được vào phần trên bụng nữa, chắc chắn bé của mẹ đã tụt sâu xuống dưới.
  • Mẹ thường xuyên đi tiểu. Theo Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng “Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi bắt đầu xoay đầu và được đẩy xuống thấp hơn trong khung chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở vì thế đã gây sức ép lên bàng quang. Trong giai đoạn này bàng quang phải chịu áp lực rất lớn, khiến các bà bầu sẽ thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, đi tiểu nhiều lần trong một giờ”.
  • Dễ thở hơn. Khi em bé di chuyển xuống, phổi của mẹ sẽ có nhiều không gian hơn. Nhờ thế, mẹ thở dễ hơn, không còn phải thở hổn hển nữa.

Ngoài ra mẹ cũng cảm thấy tình trạng táo bón, ợ nóng, đầy hơi xuất hiện trở lại. Lời khuyên cho mẹ vào giai đoạn này là mẹ cần uống nhiều nước và tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ.

Bạn có thể chưa biết:

Giới tính của thai nhi có thể suy đoán qua việc mẹ chửa dụng dưới hay không

Có rất nhiều phương pháp để xác định giới tính của một em bé. Ngoài các phương pháp của y học hiện đại, dựa vào hình dáng bụng bầu của người mẹ cũng được xem là một phương pháp dự đoán giới tính thai nhi truyền thống được nhiều cha mẹ ưa thích.

Bầu bụng dưới là trai hay gái? Một số quan niệm cho rằng phụ nữ có thai dạ dưới là sinh con trai. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng khoa học hay nghiên cứu cụ thể nào xác minh điều này.

Trên thực tế các bác sĩ sản khoa cho biết, thai nhi dù là con trai hay con có thể nằm ở bất cứ ngôi thai nào, vì vậy nhìn hình dáng bụng rất khó để biết được giới tính của em bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giới tính của thai nhi có thể suy đoán qua việc mẹ chửa dụng dưới hay không? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Bụng bầu xuống thấp và dấu hiệu chuyển dạ

Nếu nghĩ rằng thai nhi đã tụt xuống thấp hơn, mẹ bầu cần nói với bác sỹ khám thai của mình. Họ sẽ kiểm tra và khẳng định về sự phát triển đầy đủ của thai nhi, xem đã sẵn sàng chào đời chưa?

Tuy nhiên, nếu dấu hiệu tụt bụng xuất hiện trước tuần thai thứ 30 thì các mẹ cần chú ý nhiều hơn. Vì rất có thể các mẹ đang gặp phải tình trạng bụng bầu tụt sớm và phải đối mặt với nguy cơ sinh non.

Khi bụng mẹ bầu xuống ngày càng thấp, mẹ nên kết hợp theo dõi các dấu hiệu như vỡ nước ối, cơn gò tử cung, đau bụng dưới hoặc ra máu âm đạo để kịp thời nhận biết chính xác thời điểm em bé chào đời.

Nguồn tham khảo: Lý do khiến bà bầu bị són tiểu khi mang thai - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương