Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn lá lốt trong giai đoạn thai kỳ

Bầu ăn lá lốt được không? Từ lâu, có một số ý kiến cho rằng bà bầu ăn lá lốt nhiều trong giai đoạn mang thai có thể gây ra hiện tượng mất sữa sau sinh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định điều này theo như nhiều người phỏng đoán.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu ăn lá lốt được không? Một số thử nghiệm cho thấy thành phần flavonoid, alcaloid và tinh dầu trong lá lốt có tác dụng tích cực với sức khỏe mẹ bầu. Như vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn lá lốt trong thai kỳ với số lần ăn trung bình từ 1-2 bữa/ tuần để thay đổi khẩu vị.

  • Lợi ích của lá lốt đối với sức khoẻ
  • Bà bầu ăn lá lốt được không?
  • Món ngon từ lá lốt tốt cho bà bầu

Lợi ích của lá lốt đối với sức khoẻ

Lá lốt còn được biết đến với tên gọi khác là lá lốp hay tất bát. Thành phần hoá học chủ yếu của loại lá này là flavonoid, alcaloid và tinh dầu, nên ngoài là nguyên liệu chế biến thức ăn, lá lốt còn được dùng như một loại thảo dược chữa bệnh hiệu quả.

Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ôn, hạ khí, có công dụng làm ấm bụng, trừ lạnh, hạ khí, giảm đau lưng, đau chân, trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu... Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, lá lốt rất tốt cho sức khỏe con người vì nó khả năng chống viêm, bảo vệ gan, chống loét, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa tiểu đường, giảm chảy máu chân răng, mất nước... cùng nhiều công dụng khác.

Lợi ích của lá lốt đối với sức khoẻ (Nguồn ảnh: istockphoto)

Bà bầu ăn lá lốt được không

Từ lâu, có một số ý kiến cho rằng bà bầu ăn lá lốt nhiều trong giai đoạn mang thai có thể gây ra hiện tượng mất sữa sau sinh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định điều này theo như nhiều người phỏng đoán.

Phụ nữ mang thai ăn lá lốt được không? Thay vào đó, một số thử nghiệm cho thấy thành phần flavonoid, alcaloid và tinh dầu trong lá lốt có tác dụng tích cực với sức khỏe mẹ bầu.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết “ Khi mang thai, những thay đổi về hormone làm gia tăng lưu lượng máu tới nướu gây tình trạng viêm nướu và chảy máu chân răng ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, nhu cầu canx của mẹ bầu lúc này tăng cao để hỗ trợ sự phát triển hệ xương của thai nhi. Vì thế, mẹ dễ rơi vào tình trạng thiếu hụt canxi, làm tăng nguy cơ mẹ bị sâu răng”. Lá lốt có thể hạn chế tình trạng chảy máu chân răng và các triệu chứng như táo bón, chữa ho…mẹ bầu thường gặp.

Bà bầu ăn lá lốt được không? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Như vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn lá lốt trong thai kỳ với số lần ăn trung bình từ 1-2 bữa/ tuần để thay đổi khẩu vị. Ngoài lá lốt, mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn mỗi ngày những loại rau củ như: khoai lang, rau lá xanh, cà rốt, khoai tây, bắp cải, su hào… làm tăng sự đa dạng và giàu chất dinh dưỡng cho bữa ăn.

Mang thai ăn lá lốt có tốt không? Tuy nhiên, mẹ bầu khi ăn lá lốt cũng cần phải biết tiết chế. Vì bất kỳ một thực phẩm nào khi ăn quá nhiều đều có thể tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, lá lốt vốn có tính hàn nên nếu lạm dụng sẽ gây ra những tác động xấu với sức khỏe mẹ bầu, tệ hơn là có thể ảnh hưởng đến thai nhi đang lớn dần trong bụng mẹ.

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu ăn đồ cay có sao không? - Lợi ích và rủi ro

Món ngon từ lá lốt tốt cho bà bầu

Chả chiên lá lốt

Nguyên liệu:

  • Lá lốt: 1 nắm vừa (nên chọn phần thịt lợn có chút mỡ để chả rán không bị khô)
  • Thịt heo: 300g
  • Hành khô, hành lá
  • Gia vị: bột ngọt, nước mắm, tiêu…

Thực hiện:

  • Bước 1: Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ. Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Hành lá làm sạch, thái nhỏ. Lá lốt rửa sạch để ráo nước.
  • Bước 2: Cho lần lượt các loại gia vị vào phần thịt heo đã băm, trộn đều để các gia vị ngấm trong khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Lần lượt cuốn chả lá lốt theo trình tự: Trải mặt sau lá lốt lên, mặt xanh úp xuống dưới. Tiếp đến, gập hai phần lá hai bên vào, lấy một lượng thịt vừa phải trải lên lá và cuốn chặt tay. Bà bầu có thể dùng tăm xuyên qua để cố định miếng chả. Làm lần lượt đến khi hết phần thịt băm đã chuẩn bị.
  • Bước 4: Chiên chả. Bắc chảo lên bếp cho nóng sau đó cho dầu ăn vào. Cho lần lượt từng miếng chả lá lốt vào chiên chín đều hai mặt rồi lấy ra đĩa cho ráo dầu và thưởng thức.

Món ngon từ lá lốt tốt cho bà bầu (Nguồn ảnh: istockphoto)

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu ăn sầu riêng được không? Ăn thế nào vừa bổ lại không bị nóng?

Canh lá lốt thịt viên

Nguyên liệu:

  • Lá lốt: 50gr
  • Thịt heo bằm: 200g
  • Cà rốt: 1/4 củ
  • Hành tím: 1 củ
  • Tỏi: 3 tép
  • Gia vị: hạt nêm, dầu ăn, nước mắm, tiêu…

Thực hiện:

  • Bước 1: Lá lốt rửa sạch cắt sợi. Hành tím, tỏi bóc vỏ băm nhỏ. Cà rốt nạo vỏ cắt lát.
  • Bước 2: Thịt heo bằm ướp với một ít hành hương, 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1/4 muỗng cà phê hạt nêm rồi trộn đều cho ngấm gia vị.
  • Bước 3: Cho 2 muỗng cà phê dầu ăn vào nồi, phi thơm hành tỏi băm nhỏ. Cho cà rốt đã cắt vào xào qua, nêm thêm 1/4 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm cho ngấm gia vị.
  • Bước 4: Thêm lượng nước vừa ăn vào nồi đun sôi. Múc từng muỗng thịt heo bằm đã ướp vào. Đun cho đến khi thịt nổi lên trên là đã chín. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn sau đó cho lá lốt vào đun sôi rồi tắt bếp. Múc canh ra chén và thưởng thức.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Có bầu ăn lá lốt được không?” Đây là loại lá có lợi cho sức khoẻ nên mẹ bầu hoàn toàn có thể dùng trong bữa ăn hàng ngày, để góp phần tạo nên một thai kỳ khoẻ mạnh.

Nguồn tham khảo: Chảy máu chân răng ở phụ nữ mang thai - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vy Le