Bầu ăn cá thu được không? Loại cá này ảnh hưởng xấu hay tốt đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của bé? Quan trọng nhất, loại cá này có chứa thuỷ ngân không?
Tác dụng của cá thu với sức khoẻ con người
Cá thu là tên chung áp dụng cho một số loài cá khác nhau chủ yếu là thuộc họ Cá thu ngừ. Chúng sinh sống cả ở các vùng biển nhiệt đới và biển ôn đới. Phần lớn các loại cá thu sống xa bờ ở môi trường đại dương.
Cá thu có rất nhiều loại. Dưới đây là liệt kê một vài loài cá thu thường thấy ở Việt Nam:
- Cá thu đao (cá thu Nhật Bản)
- Cá thu vạch
- Cá thu chấm
- Cá thu ngàng (cá thu hũ)
- Cá thu ảo
- Cá thu bông (cá thu non)
- Cá thu vua (cá thu ngừ)
Lợi ích tuyệt vời khi ăn cá thu là:
- Hỗ trợ điều trị ung thư vú, đau bụng kinh
- Kích thích phát triển các dây thần kinh não và các chất dẫn truyền, tăng khả năng tập trung của não
- Giúp cho xương chắc khỏe
- Đẩy lùi được các chứng bệnh về tim mạch: xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Với nhiều tác dụng tuyệt vời như vậy, liệu mẹ bầu ăn cá thu được không?
Bà bầu ăn cá thu được không?
Chắc hẳn mẹ bầu đã biết sự phát triển của trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu người mẹ hấp thu một lượng lớn thủy ngân vào cơ thể. Cụ thể là:
- Ảnh hưởng não và hệ thần kinh của thai nhi
- Tác động xấu đến tầm nhìn, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và kỹ năng nhận thức của bé sau khi chào đời
Thủy ngân là độc tốt được tìm thấy trong nước và không khí. Do quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng, hiện hàm lượng thủy ngân được thải vào sông, hồ ngày càng nhiều, gây ô nhiễm nặng.
Và các loại cá sống trong những vùng nước có chứa thủy ngân sẽ dễ bị nhiễm phải hóa chất này, thậm chí loại độc tố này cung không được loại bỏ hết khi đã nấu chín.
Theo một vài nghiên cứu, cá thu là một trong những dòng cá dễ bị nhiễm thủy ngân ở trong nước biển. Vậy chắc hẳn tới đây, chị em cũng đã ngầm có câu trả lời cho thắc mắc “Bà bầu ăn cá thu được không?”
Chính xác, câu trả lời là không nên, và cũng không nên đưa cá thu vào thực đơn sau khi sinh và đang cho con bú.
Nên làm gì nếu đã ăn các loại cá có thuỷ ngân?
Chẳng may, vì vài lý do, chị em lại không biết hay chưa đọc bài viết này “Bà bầu ăn cá thu được không?” và đã ăn cá thu thì phải làm sao?
- Mẹ không nên hoảng loạn mà phải thông báo ngay với bác sĩ thai sản theo dõi cho mình
- Phải ngưng ăn cá thu hay các loại cá có chứa thuỷ ngân
- Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để giúp loại bỏ kim loại ra khỏi các cơ quan và giảm tác dụng của nó.
Những loại cá nào mẹ bầu cũng phải ngưng tiêu thụ?
Để bảo vệ sức khoẻ mình và đặc biệt là thai nhi, mẹ bầu nên nói không với những loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như:
- Cá mập
- Cá kiếm
- Cá kình
- Cá nóc
- Các loại cá khô và thực phẩm đóng hộp
Đặc biệt, cá càng lớn sẽ càng chứa nhiều thủy ngân.
Những loại cá thai phụ có thể ăn
- Cá hồi: giàu vitamin B12, B6, vitamin D, niacin, selen, i ốt, phốt pho, sắt, DHA. Chỉ nên ăn khoảng 360g/tuần.
- Cá lóc (cá quả): Trong 100g thịt cá lóc có 18,2% protid, 2,7% lipid, Ca 90mg%, P 240mg%, Fe 2,2mg% và một số chất khác rất tốt cho việc chuyển dạ và giúp mẹ có nhiều sữa hơn sau sinh.
- Cá chim trắng: trong 100g cá chim trắng có đến 19.4g protein, 5.4g lipid, 15mg canxi… Thịt cá thơm, béo ăn rất ngon và có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn
- Cá chép: nổi tiếng tốt nhất dành cho bà bầu, nhất là những ai bị động thai. Trong thịt cá chép có chứa rất nhiều dưỡng chất như axit béo omega-3, axit folic, canxi, axit glutamic, glycine, chất béo, arginine…
- Cá diêu hồng: chứa nhiều protein, vitamin A, B, D và chất khoáng như photpho và i ốt, ít chất béo hơn thịt nên giúp bà bầu dễ tiêu hóa.
Có rất nhiều loại cá không chứa hàm lượng thuỷ ngân để mẹ bầu có thể lựa chọn bổ sung vào bữa ăn. Hãy tham khảo tư vấn bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để được cung cấp thêm thông tin mẹ nhé.
Xem thêm: