Mẹ bầu ăn cá nục được không? Cá này có hàm lượng thuỷ ngân cao không?

Nhiều chị em khi có thai chưa vội tìm hiểu kỹ thì đã loại bỏ nhiều loại thực phẩm ra khỏi chế độ ăn. Trong đó có cá nục vì nghĩ loại cá này có chưa hàm lượng thuỷ ngân cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu ăn cá nục được không là trăn trở của nhiều chị em vì không có biết chứa nhiều thuỷ ngân không. Những thai phụ ghiền loại cá này còn trơn trở hơn và chớm buồn nếu đây là loại cá nên kiêng trong thai kỳ. Vậy chị em có được ăn cá nục.

Theo ThS. BS. Lê Võ Minh Hương, P. Công tác xã hội của bệnh viện Từ Dũ, thì cá là nguồn thực phẩm bổ sung đạm và các acid béo tốt (hay còn gọi là omega-3) có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của não bộ thai nhi cũng như sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, điều không may là hầu như tất cả các loại cá đều có chứa một lượng thủy ngân nhất định gây hại. Tồn tại song song cùng các chất dinh dưỡng khác trong cá nên khi mẹ bầu ăn cá, thì thủy ngân cũng được hấp thu vào cơ thể người mẹ như bình thường. Vậy mẹ bầu nên ăn cá như thế nào?

Đọc bài viết sau đây để biết được:

  • Hàm lượng dinh dưỡng có trong cá nục
  • Bà bầu ăn cá nục được không? Lợi ích khi ăn cá nục trong thai kỳ?
  • Bà bầu nên ăn cá nục như thế nào?

Hàm lượng dinh dưỡng có trong cá nục

Chi Cá nục. Với danh pháp khoa học là Decapterus, là một chi cá biển thuộc họ Cá khế (Carangidae). Đây là nhóm cá có giá trị dinh dưỡng và kinh tế, được khai thác thu hoạch phổ biến nhiều nơi trên thế giới để làm thực phẩm hoặc sử dụng để làm mồi bắt cá.

Ở Việt Nam, vào tháng 7, khi miền Trung bắt đầu có gió nam thì cá nục cũng vào mùa rộ. Chúng trồi lên tầng mặt ở những vùng biển cạn, nơi có nhiều bùn và phiêu sinh vật, để đẻ và kiếm mồi. Mùa biển động, chúng lặn xuống tầng sâu.

Cá nục chứa rất nhiều loại dinh dưỡng khác nhau rất tốt cho sức khỏe (ảnh: Vinmec)

Trong 100g cá nục có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Canxi: 458 mg
  • Sắt: 3.9 mg
  • Magie: 70.3 mg
  • Phốt pho: 572 mg
  • Kali: 369 mg
  • Kẽm: 1.9 mg
  • Đồng: 0.3 mg
  • Omega 3: 2.616 mg
  • Omega 6: 188 mg
  • Protein: 44.1g
  • Chất béo tổng hợp: 14g; bão hòa - 3.5g; không bão hòa - 4.2g
  • Vitamin A - 823 IU; C - 1.7 mg và D - 479 IU
  • Florua: 71.6 mcg
  • Folate: 9.5 mcg
  • Calo: 266 kcal

Bạn có thể xem:

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn mắm cá được không?

Bà bầu ăn cá nục được không? Lợi ích của việc bà bầu ăn cá nục

Nhiều chị em khi có thai chưa vội tìm hiểu kỹ thì đã loại bỏ nhiều loại thực phẩm ra khỏi chế độ ăn. Trong đó có cá nục vì nghĩ loại cá này có chưa hàm lượng thuỷ ngân cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên theo các chuyên gia thì thai phụ ăn cá nục với lượng hợp lý thì rất có lợi cho cả mẹ lẫn con trong suốt quá trình mang thai. Tốt nhất mẹ nên ăn ở mức độ vừa phải từ 1-2 bữa/ tuần sẽ mang lại một số lợi ích sau đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thúc đẩy sự phát triển não bộ của thai nhi

Với hàm lượng omega-3 và folate, bà bầu ăn cá nục có thể hổ trợ quá trình hình thành não bộ và các cơ quan nội tạng của thai nhi.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Cũng nhờ lợi ích của hàm lượng giàu omega-3 và kali, trái tim của mẹ bầu sẽ được tăng cường thêm sức khoẻ. Nguy cơ mắc bệnh tim cũng sẽ được giảm, cũng như nhịp tim ổn định cũng sẽ được duy trì.

Giảm lượng cholesterol

Omega-3 và Omega-6 trong cá nục sẽ hỗ trợ giúp nồng độ cholesterol xấu giảm. Việc này sẽ góp phần giúp mẹ tránh khỏi chứng cao huyết áp khi mang thai hay tiền sản giật.

Cá nục giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể bà bầu (Ảnh: Vinmec)

Sức khỏe xương và răng được cải thiện

Như giá trị dinh dưỡng đã được đề cập ở phần đầu bài viết thì hàm lượng canxi và vitamin D trong cá nục khá cao. Và bà bầu ăn cá nục sẽ giúp giữ cho xương chắc khỏe. Đồng thời cũng hỗ trợ quá trình hình thành xương, răng của thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sức đề kháng được tăng cường

Hệ miễn dịch, sức đề kháng của nhiều mẹ bầu có thể bị giảm khi mang thai. Kẽm và selen có trong cá nục có thể cải thiện chức năng của tế bào miễn dịch, từ đó che chắn cơ thể khỏi các tác động xấu của các gốc tự do.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong cá cũng củng cố thêm sức mạnh của hàng rào đề kháng, chống lại tình trạng virus hoặc vi khuẩn tấn công.

Ổn định cân nặng

Thai phụ thừa cân sẽ gặp nhiều biến chứng trong thai kỳ. Cá nục chứa hàm lượng protein có thể thay thế cho thịt đỏ hoặc thịt gia cầm vốn nhiều chất béo và cholesterol. Do đó, việc giảm bớt thịt và thêm cá nục vào thực đơn ăn uống sẽ giúp mẹ ăn uống lành mạnh hơn.

Cải thiện chứng trầm cảm khi mang thai

Xã hội hiện đại với nhiều áp lực và lo âu khiến cho căn bệnh trầm cảm xuất hiện ngày càng nhiều. Và trầm cảm khi và sau khi mang thai không phải là hiếm gặp.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn cá thường xuyên có nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm và căng thẳng thấp hơn so với những người ít ăn cá. Và bà bầu ăn cá nục có thể hưởng được lợi ích này do hàm lượng axit béo omega-3 có trong cá.

Bạn có thể xem:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu nên ăn cá nục như thế nào?

Mẹ nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm cá nục còn tươi sống, cách để dễ nhận thấy nhất là: Mắt cá còn tròng đen, ấn vào thịt cá còn độ dai, không bở, da cá với màu bạc sáng bóng đồng đều,...

Cách chọn cá nục tươi cho mẹ bầu (Ảnh: Wikipedia)

Tuy nhiên, nếu mẹ không mua được cá tươi sống thì có thể chọn cá nục đông lạnh để thay thế. Tuy nhiên, cần phải xem xét ưu nhược điểm khi cấp đông cá nục:

  • Về ưu điểm: Thông thường cá nục sẽ được làm lạnh ở nhiệt độ -40 độC và trữ đông ở -18 độ C, ở nhiệt độ này sẽ đảm bảo được tối đa hàm lượng dưỡng chất có trong cá. Vi khuẩn, ký sinh sẽ không thể xâm nhập vào con cá khi được đóng gói vô trùng. Cách này sẽ bảo quản cá được lâu hơn và tiện lợi khi sử dụng.
  • Về nhược điểm: Cá đông lạnh sẽ không thể tươi ngon bằng cá sống, độ ngọt cũng sẽ giảm dần theo thời gian bảo quản. Nếu rã đông không đúng cách sẽ làm hao hụt hay mất đi ít nhiều vitamin và khoáng chất trong cá. Để khắc phục nhược điểm này thì khi rã đông cá nục mẹ bầy hãy đặt cá vào ngăn mát của tủ lạnh hoặc nhiệt độ phòng để cá rã đông tự nhiên. Hạn chế dùng nước thấm trực tiếp lên cá khi rã đông. Hơn nữa, mẹ bầu cũng không nên tích trữ quá nhiều cá nục trong thời gian dài nhé.

Ngoài những loại cá với hàm lượng thuỳ ngân cao nên tránh, thì có rất nhiều loại cá để mẹ bầu tha hồ lựa chọn. Có thể kể đến như: cá hồi, cá chép, cá basa, cá ngừ, cá tuyết, cá cơm, cá rô phi,… Với 1-2 khẩu phần cá cho một tuần và nên thay đổi để đa dạng thực đơn, mẹ bầu sẽ “đầu tư” tốt vào sức khoẻ của mình và bé yêu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Mẹ bầu ăn cá như thế nào cho an toàn? - BV Từ Dũ

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu