Bầu 8 tuần không nghén có phải dấu hiệu cho thấy mẹ đã sảy thai? Đây là điều mà không ít chị em thắc mắc. Thực tế, tình trạng bầu ở tuần thứ 8 không nghén cho thấy một số sự bất ổn. Trong đó, bao gồm cả trường hợp sảy thai. Bài viết sẽ cung cấp thêm cho bạn các thông tin này.
Ốm nghén là gì? Thai bao nhiêu tuần thì không còn nghén?
Tình trạng ốm nghén thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng người. Thông thường, ốm nghén xuất hiện vào khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ. Ốm nghén sẽ giảm dần vào khoảng tuần 12 đến tuần 16.
Theo nghiên cứu, khoảng 90% mẹ bầu sẽ hết ốm nghén sau 3 tháng đầu thai kỳ. Khoảng 10% sản phụ phải chịu tình trạng này suốt thời gian mang thai. Thực tế, việc ốm nghén không gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và chất lượng cuộc sống. Các mẹ sẽ thường thấy buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu.
Bầu tuần 8 không còn ốm nghén có phải dấu hiệu sảy thai không?
Tuần 8 là giai đoạn mà thai nhi đã hình thành đầy đủ bộ phận cơ thể. Trong tuần này, tốc độ đập của tim thai lên đến 150 lần/phút. Theo nghiên cứu, nếu bị ốm nghén trước đó thì tình trạng này vẫn xảy ra trong tuần 8 của thai kỳ.
Việc bà bầu 8 tuần không nghén là một trong những dấu hiệu dự báo sảy thai. Ngoài chuyện hết nghén, mẹ cũng nên để ý thêm một số dấu hiệu khác như: đau bụng dưới, đau lưng, chảy máu bất thường, đau vùng chậu, âm đạo tiết dịch nhờn… Các triệu chứng sảy thai có thể xảy ra đồng thời. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, sản phụ chỉ gặp một số dấu hiệu mà thôi.
Sản phụ không còn bị nghén ở tuần 8 là điều mà các mẹ nên cẩn trọng. Thế nhưng, bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Lúc này, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được siêu âm. Mẹ đừng nên trì hoãn việc thăm khám để tránh những điều đáng tiếc.
Phải làm gì nếu bị sảy thai 8 tuần?
Ở tuần thứ 8, thai đã vào tử cung nên nếu không may chết lưu, thai không thể tự tiêu biến. Bác sĩ cần can thiệp một số biện pháp y tế để đẩy thai ra ngoài.
- Dùng thuốc: Đây được xem là một trong những biện pháp xử lý nhanh gọn và an toàn. Cách này cũng hạn chế những tổn thương cho tử cung.
- Hút thai: Với biện pháp này, mẹ có thể lấy thai ra ngoài. Để thai chết lưu trong bụng mẹ làm xuất hiện các vi khuẩn, gây hại cho sức khỏe của sản phụ.
Cách phòng tránh tình trạng sảy thai ở tuần thứ 8 của thai kỳ
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Việc thăm khám trước khi chuẩn bị mang thai và sinh con là cần thiết. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các bệnh di truyền, bệnh truyền nhiễm và quan hệ huyết thống. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ xem xét tiền sử bệnh của vợ chồng để đưa ra những chỉ định nếu cần.
- Bạn không nên kết hôn và sinh con quá sớm. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên có đủ thời gian nghỉ ngơi sau mỗi lần sinh con, tránh đẻ con quá cận.
- Đối với những chị em mắc các bệnh lý như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, bạn nên chữa khỏi bệnh trước khi mang thai. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Nếu có tiền sử thai lưu, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trước mang thai lại.
Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần thăm khám và theo dõi đều đặn. Việc này giúp bạn theo dõi sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, nó cũng giúp bạn mau chóng phát hiện những dấu hiệu sảy thai sớm.
Kết
Mang bầu 8 tuần không nghén là một dấu hiệu cho thấy sự bất thường. Thế nên, thai phụ không được lơ là mà cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám.
Xem thêm:
- Thai nhi 8 tuần tuổi đã máy chưa? Mẹ nên chú ý gì ở tuần thai này?
- Mẹ bầu 8 tuần bị đau bụng có nguy hiểm không?
- Ra dịch màu nâu khi mang thai 8 tuần có sao không?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!