Bầu 8 tháng bị chóng mặt buồn nôn là hiện tượng gì, có nguy hiểm không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu 8 tháng bị chóng mặt buồn buồn nôn thường do thai nhi đã lớn gây ra áp lực lên mạch máu. Hiện tượng này thường không quá nguy hiểm.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bà bầu 8 tháng bị chóng mặt buồn nôn là hiện tượng gì?

Hiện tượng chóng mặt khi mang thai có thể xuất hiện trong suốt thai kỳ. Trong đó phổ biến nhất là 3 tháng đầu và vẫn có thể xuất hiện vào 3 tháng cuối do em bé ngày càng lớn hơn nên áp lực lên mạch máu cũng sẽ nhiều hơn.

Nhìn chung, bà bầu 8 tháng bị chóng mặt buồn nôn không phải là hiện tượng quá nguy hiểm. Chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

  • lượng máu trong cơ thể tăng 30% khi thai nhi phát triển làm cho huyết áp tăng
  • mẹ bầu dễ bị chóng mặt buồn nôn khi nằm ngửa
  • nhu cầu máu trong cơ thể mẹ bầu tăng lên nhưng lượng hemoglobin chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đi khắp cơ thể không đáp ứng đủ từ đó gây nên cảm giác hoa mắt và mỏi mệt cho mẹ bầu
  • cơ thể thiếu nước
  • mẹ bầu đứng quá lâu hoặc ở lâu một tư thế

Chóng mặt buồn nôn ở 3 tháng cuối thai kỳ là do nguyên nhân gì? Có nguy hiểm không? Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể thể bị chóng mặt, hoa mắt. Nguyên nhân do trong giai đoạn này, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng nhiều đến 50-70% để nuôi cả mẹ và thai nên sẽ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp làm mẹ bị chóng mặt, hoa mắt và buồn nôn. Không những vậy, vào những tháng cuối, khi nằm ngửa, bụng to gây áp lực đè nặng lên các mạch máu gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển máu từ phần dưới cơ thể về tim, nhịp tim tăng lên, huyết áp giảm và từ đó gây chóng mặt. Đối với mẹ bầu bị tiền sản giật, chóng mặt là một trong số các dấu hiệu có thể gặp phải.

Vào 3 tháng cuối thai kỳ, chóng mặt sẽ không gây ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến thai nhi, nhưng có thể khiến mẹ bầu mệt bầu mệt mỏi do cảm giác buồn nôn, hoặc khiến mẹ bầu không thể giữ thăng bằng dễ chượt chân té ảnh hưởng tới thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu 8 tháng bị chóng mặt buồn nôn – Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần cảnh giác?

Đái tháo đường và tiền sản giật những tháng cuối thai kỳ là nhiều trong số các biến chứng khi mang thai có thể gây ra tình trạng đau đầu buồn nôn.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đây là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 – 28 trở đi.

Triệu chứng bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng mẹ bầu sẽ gặp một số biểu hiện giống những người mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt làa;

  • Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều
  • Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu…
  • Khó lành các vết trầy xước, vết thương
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức, chóng mặt, ….
  • Nước tiểu có nhiều kiến bâu …

Tiền sản giật

Đây là hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng: Tăng huyết áp (khiến mẹ bầu dễ bị chóng mặt, buồn nôn); protein niệu và phù.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiền sản giật là căn bệnh rất đáng sợ mà mọi bà bầu đều muốn tránh, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như: phù não, suy thận cấp, rối loạn động máu, vỡ gan, suy tim cấp, suy gan, thai chậm phát triển, thai chết lưu, sinh non.

Với 2 bệnh lý này, chóng mặt buồn nôn chỉ là một trong số các dấu hiệu của bệnh. Chính vì vậy nếu mẹ bầu có  có những biểu hiện bấ thường liên quan đến bệnh thì nên khám thai thường xuyên để được bác sĩ tư vấn cách điều trị.

Cách giúp cải thiện tình trạng mẹ bầu 8 tháng bị chóng mặt buồn nôn 

Tình trạng chóng mặt, buồn nôn cuối thai kỳ có thể được ngăn ngừa nhờ các phương pháp dưới đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không đứng quá lâu

Nếu mẹ đang mang thai, việc đứng lâu còn có thể ảnh hưởng ít nhiều đến thai nhi, nhất là ở những tháng cuối. Lúc này, hãy lưu ý hơn đến những biện pháp để giảm thiểu tác động.

  • Nếu công việc đòi hỏi mẹ phải đứng liên tục hãy trang bị thêm một chiếc ghế để nghỉ ngơi ngay gần chỗ đứng.
  • Trường hợp bạn nằm trong nhóm những mẹ bầu có nhiều nguy cơ biến chứng, mẹ không nên tiếp tục công việc phải đứng nhiều khi quá tuần thai thứ 24.
  • Đeo đai bụng loại chuyên biệt cho các bà bầu trong tam cá nguyệt 3 sẽ giúp nâng đỡ bớt trọng lượng cơ thể và giảm áp lực cho phần lưng.
  • Không nên đứng lâu ở một chỗ mà nên tranh thủ đi lại một chút để đôi chân được thoải mái.

Tư thế nằm bên trái giúp mẹ cải thiện chứng chóng mặt, buồn nôn 

Mẹ bầu không nên nằm ngửa trong 3 tháng cuối thai kỳ. Thay vào đó, mẹ bầu hãy cố nằm nghiêng sang trái và đặt một chiếc gối nhỏ dưới hông khi ngủ.

Bà bầu nên làm gì để hết khó chịu? Bác sĩ Nam cho biết, để giảm chóng mặt trong giai đoạn này, mẹ bầu cần chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để bổ sung đủ năng lượng, uống nhiều nước để bù lượng nước mất khi nôn nhiều, hạn chế đứng lâu, cần thay đổi tư thế từ từ để giữ thăng bằng, nằm nghiêng khi ngủ cũng giúp máu lưu thông tốt hơn, giữ môi trường sống thông thoáng. Ngay khi bị chóng mặt, mẹ bầu cần bình tĩnh, từ từ ngồi xuống nghỉ ngơi, uống nước lọc hoặc ăn nhẹ miếng bánh ngọt, mở cửa sổ để thoáng khí. Nếu triệu chứng không cải thiện, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu đến đến cơ sở y tế để thăm khám và xử trí phù hợp.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương