Bầu 5 tháng vẫn nghén có phải là tình trạng bất thường trong thai kỳ?

Cho đến nay vẫn chưa thấy có cơ chế nào rõ ràng giải thích việc một số người bị ốm nghén khi mang thai. Một số giả thiết được đặt ra là do sự thay đổi nội tiết tố sinh lý khi mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu 5 tháng vẫn nghén có sao không? Liệu có ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé khi mẹ không ăn uống ngon miệng? Hãy cùng nhau giải đáp ở bài viết dưới đây.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Tình trạng ốm nghén khi mang bầu là gì?

Ốm nghén là tổng hợp của các biểu hiện khó chịu xảy ra giai đoạn đầu của thai kỳ. Trong đó, nổi bật nhất là triệu chứng buồn nôn và nôn ói. Có đến khoảng từ 50% đến 90% phụ nữ mang thai phải chịu đựng các cơn buồn nôn và ói mửa mỗi ngày khi trải qua giai đoạn ốm nghén. Tuy nhiên, chỉ có 1% trong số đó thực sự được xem là ốm nghén nặng và cần đến trợ giúp y tế.

Nguyên nhân gây ốm nghén

Cho đến nay vẫn chưa thấy có cơ chế nào rõ ràng giải thích việc một số người bị ốm nghén khi mang thai. Một số giả thiết được đặt ra là do sự thay đổi nội tiết tố sinh lý khi mang thai. Trong đó, khi nồng độ progesterone tăng cao sẽ làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa. Dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn. Chất này còn làm thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa hơn bình thường, gây chứng khó tiêu.

Bên cạnh đó, một số phụ nữ có hệ thần kinh vốn nhạy cảm, có phản xạ rất mạnh với những thay đổi trong cơ thể, nhất là khi mang thai.

Mang bầu 5 tháng vẫn nghén có sao không?

Thường thì hiện tượng nghén hầu hết xảy ra ở những người phụ nữ mang thai. Và phần lớn chỉ xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hiện tượng này sẽ giảm dần và hết khi thai hết tháng thứ 3 bước sang tháng thứ 4. Tuy nhiên có những người phụ nữ có phản ứng quá mạnh với nội tiết tố nhau thai (HCG) thì họ sẽ nghén nhiều hơn, thời gian nghén kéo dài hơn. Thậm chí có người nghén từ đầu thai khi cho đến khi sinh xong mới hết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ ốm nghén kéo dài sang tam cá nguyệt thứ 2 có phải là dấu hiệu nguy hiểm? Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Ốm nghén là một tình trạng thường gặp khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kì. Giai đoạn này, mẹ bầu thường cảm thấy buồn nôn hoặc nôn nhất là vào buổi sáng và khi ngửi thấy đồ ăn. Tình trạng này thường thuyên giảm dần khi mẹ bầu bước sang 3 tháng giữa thai kì.

Tuy nhiên, một số mẹ bầu có nguy cơ kéo dài tình trạng ốm nghén kể cả khi đã qua tuần thứ 13 của thai kì. Chứng ốm nghén nặng này hay còn gọi là suy nghén (HG), thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 4-6 của thai kì, và nặng nhất vào khoảng tuần 9-13 của thai kì. Hội chứng này sau đó sẽ thuyên giảm nhưng thường kéo dài đến tam cá nguyệt thứ ba. 

Tình trạng ốm nghén kéo dài trong suốt thai kỳ là không bình thường. Bởi vì hầu hết bà bầu bị ốm nghén sau 3 tháng đầu sẽ cảm thấy khỏe hơn, các triệu chứng cũng thuyên giảm dần. Tuy nhiên có những trường hợp không may mắn phải đối mặt với những cơn buồn nôn, nôn ói và mệt mỏi trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà còn kéo theo nhiều phiền toái cho công việc và đời sống.

Như vậy, nếu bạn đang bầu 5 tháng vẫn nghén nặng thì cần theo dõi cẩn thận. Nếu tình hình không thuyên giảm và có dấu hiệu tiếp diễn, các bà mẹ cần nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp y tế, thăm khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên khoa để xác định nguyên nhân có liên quan tới hội chứng HG hay không.

Hội chứng ốm nghén nặng (HG) ở bà bầu 5 tháng

Ốm nghén trong suốt thai kỳ hay chứng ốm nghén nặng (hyperemesis gravidarum – HG). Hội chứng HG khiến nhiều chị em bị ốm nghén cho tới tận giữa và cuối thai kỳ. Phụ nữ mắc phải hội chứng này bị nôn ói rất nhiều, thậm chí là liên tục. Nhiều trường hợp bị nôn tới 20 lần/ngày và hầu như không ăn uống được gì. Công nương Anh Kate Middleton cũng được cho là mắc hội chứng này khi mang thai hoàng tử Anh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hội chứng HG tác động tới cả sức khỏe của mẹ và bé. Có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như giảm cân mẹ và bé, suy giảm chức năng thận của mẹ, mất cân bằng khoáng chất… Nếu không điều trị có thể dẫn tới sinh non hoặc sinh ra nhẹ cân.

Mẹ bầu cần làm gì khi bị ốm nghén nặng

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn: stress và mệt mỏi càng làm cho chứng ốm nghén trở nên tồi tệ hơn
  • Uống nước thường xuyên để tránh mất nước. Uống ít nhưng thường xuyên là một cách hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ bị mất nước do nôn mửa quá nhiều
  • Ăn ít và ăn thường xuyên: dạ dày trống rỗng càng làm cho bà bầu cảm thấy buồn nôn nhiều hơn
  • Chia sẻ cảm xúc với người thân, bạn bè để được hỗ trợ, giúp đỡ vượt qua giai đoạn khó khăn này
  • Gừng: để hạn chế buồn nôn và ói mửa, có thể nhấm nháp bánh quy gừng, trà gừng…
  • Bổ sung Thiamine (còn gọi là vitamin B1) với liều 1,5 mg/ngày có thể giảm bớt nôn

Theo bác sĩ Nam, tùy vào mức độ thai nghén sẽ có hướng xử trí phù hợp cho mẹ bầu. Đối với các trường hợp nghén nhẹ, mẹ bầu có thể thử áp dụng các biện pháp sau đây:

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột, chất xơ, uống đủ nước ( ít nhất 2l/ngày), hạn chế các loại thức ăn dầu mỡ, chua cay.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Chia nhỏ bữa ăn, để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

– Dùng một số loại trà thảo mộc như chanh, sả, gừng giúp giảm triệu chứng ốm nghén.

– Vận động nhẹ nhàng vừa sức sẽ giúp cơ thể mẹ bầu khỏe khoắn và phấn chấn hơn. Nếu trường hợp ốm nghén nặng, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra, tư vấn và điều trị tốt nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu mang bầu 5 tháng vẫn nghén liên tục qua thời điểm này, mẹ bầu đừng cố chịu đựng vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe không phải chỉ của riêng bạn mà còn của sự phát triển của thai nhi. Hãy siêu âm để theo dõi sự phát triển của bé thường xuyên và hỏi ý kiến bác sĩ nhé!

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh