Bất đồng nhóm máu mẹ con là hiện tượng thai nhi có nhóm máu không tương thích với người mẹ. Mặc dù bệnh lý này rất hiếm gặp nhưng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ. Thậm chí có thể gây sảy thai liên tiếp đối với người mẹ và gây ra hiện tượng thiếu máu tán huyết vàng da ở trẻ sơ sinh. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị đối với bệnh lý này nhé!
- Thế nào là hiện tượng bất đồng nhóm máu mẹ con?
- Bất đồng nhóm máu mẹ và con có nguy hiểm hay không?
- Phương pháp điều trị bất đồng nhóm máu mẹ và con
Thế nào là hiện tượng bất đồng nhóm máu mẹ con?
Loài người có nhiều hệ máu, trong đó hệ ABO và RH đóng vai trò quan trọng nhất. Tình trạng bất đồng nhóm máu mẹ con xảy ra khi nhóm máu giữa mẹ và thai nhi không tương thích với nhau. Hiện tượng này bao gồm bất đồng nhóm máu hệ ABO, hệ Rh và một số nhóm nhỏ khác:
- Bất đồng nhóm máu hệ ABO: Thường gặp khi người mẹ có nhóm máu O nhưng trẻ lại có nhóm máu khác O (có thể là A hoặc B). Trong đó tỷ lệ mắc phải chiếm khoảng 10 – 15%.
- Bất đồng nhóm máu hệ Rh: Xảy ra khi người mẹ có nhóm máu Rh(-) nhưng trẻ lại có nhóm máu Rh(+).
Bài viết liên quan:
Mang thai thiếu máu – Con sẽ lãnh đủ hậu quả sau khi sinh ra
Bất đồng nhóm máu mẹ và con có nguy hiểm hay không?
Đối với trường hợp bất đồng nhóm máu hệ ABO, kháng thể trong nhóm máu O của người mẹ chiếm ưu thế có thể xuyên qua nhau thai và gây ra tình trạng huyết tán trong tử cung.
Những mẹ mang thai lần đầu nếu mắc phải trường hợp bất đồng nhóm máu hệ Rh, thì trẻ được sinh ra vẫn khỏe mạnh và bình thường. Vì lúc này bất đồng nhóm máu hệ Rh chưa gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, khi máu của người mẹ tiếp xúc với máu của thai nhi trong lúc chuyển dạ hoặc người mẹ bị chấn thương trong quá trình mang thai, gây xuất huyết trong bụng. Khi đó, máu của người mẹ và thai nhi hòa lẫn vào nhau, cơ thể người mẹ bị sẽ bắt đầu sản xuất kháng thể để chống lại yếu tố Rh và gây sảy thai.
Ngược lại đối với những mẹ mang thai các lần sau thì tình trạng này sẽ nguy hiểm hơn. Khi đứa trẻ có nhóm máu Rh(+), cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng lớn kháng thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu của thai nhi. Điều này gây ra bệnh thiếu máu tán huyết, khiến trẻ sinh ra bị vàng da. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến suy gan hoặc suy tim.
Bài viết liên quan:
Những điều bạn chưa biết về khả năng mang thai của người nhóm máu A
Phương pháp điều trị bất đồng nhóm máu mẹ và con
Phát hiện và điều trị khi mang thai
Trong quá trình mang thai sản phụ sẽ được tiến hành xét nghiệm xác định nhóm máu. Nếu mẹ bầu có nhóm máu Rh(-) và phát hiện thai nhi có nhóm máu Rh(+), bác sĩ sẽ chỉ định tiêm 2 liều huyết thanh miễn dịch Rh. Thời gian là vào tuần thứ 28 tuần trong thai kỳ và trong vòng 72 giờ sau khi sinh.
Liều huyết thanh có tác dụng phá huỷ sự xâm nhập các tế bào hồng cầu Rh(+) của thai nhi vào máu của người mẹ. Từ đó ngăn chặn cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể Rh. Với phương pháp này, tình trạng bất đồng nhóm máu mẹ con sẽ không gây ra vấn đề nguy hiểm ở những lần mang thai tiếp theo.
Điều trị khi sinh con
Trong một số trường hợp sản phụ được phát hiện đã có kháng thể Rh. Lúc này sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con sẽ gây nguy hiểm đến thai nhi nên không thể áp dụng phương pháp tiêm huyết thanh. Thay vào đó, người mẹ sẽ được truyền máu để có thể nuôi dưỡng thai nhi trong tử cung.
Ngoài ra nếu trẻ sinh ra bị vàng da, thiếu máu huyết tán sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp như chiếu đèn hoặc thay máu,…
Kết luận
Để phòng ngừa các biến chứng xấu khi mang thai, người mẹ nên xét nghiệm nhóm máu để được tư vấn cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, việc khám tiền hôn nhân là bước chuẩn bị rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng. Trong đó xét nghiệm nhóm máu với yếu tố Rh của trước khi quyết định mang thai có thể phòng ngừa được yếu tố tán huyết gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Xem thêm:
-
9 thói quen “vàng” giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cả gia đình
-
Đối phó với tiểu đường thai kỳ, 5 việc mẹ bầu cần làm ngay lập tức