Bao lâu không có thai thì nên đi khám hiếm muộn?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có biết mốc thời gian bao lâu không có thai thì nên đi khám vô sinh hiếm muộn hay không? Cùng tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời nhé!

Hiếm muộn là gì? Vô sinh là gì?

Trong y học, thuật ngữ “hiếm muộn” dùng để chỉ tình trạng vợ chồng giao hợp với tần suất đều đặn (khoảng 2 – 3 lần/tuần), không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào nhưng sau 6 – 12 tháng vẫn chưa thể thụ thai được một cách tự nhiên.

Hiếm muộn hoàn toàn khác với vô sinh vì hiếm muộn là trường hợp vợ chồng khó có con chứ không phải không thể có con, còn trường hợp vô sinh thì khả năng có con là gần như không có. Vì vậy, vợ chồng hiếm muộn hoàn toàn có thể có con được nếu chữa trị sớm hoặc sinh con bằng các phương pháp y khoa khác.

Hiếm muộn có 2 dạng:

  • Nguyên phát: Trường hợp hiếm muộn xảy ra đối với các cặp vợ chồng chưa từng có con
  • Thứ phát: Các cặp vợ chồng đã từng có con và muốn có con lại nhưng không được

Nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng

Hiếm muộn ở các cặp vợ chồng có khoảng 40% nguyên nhân đến từ phía người vợ, 40% đến từ phía người chồng, 10% đến từ cả 2 phía và 10% còn lại là vô sinh chưa rõ nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất khiến vợ chồng bạn hiếm muộn:

Môi trường ô nhiễm

Nếu bạn sinh sống và làm việc hàng ngày ở một môi trường độc hại, ô nhiễm, phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, chất phóng xạ, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, thực phẩm bẩn,… thì sức khỏe nói chung và khả năng sinh sản nói riêng của bạn cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Các chất độc tích tụ dần dần trong người sẽ khiến bạn dễ bị hiếm muộn, thậm chí là vô sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lối sống sinh hoạt không lành mạnh

Một chế độ dinh dưỡng thiếu chất và ăn uống không điều độ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn. Đặc biệt là khi bạn sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… quá thường xuyên. Tình trạng stress, căng thẳng quá mức, thường xuyên thức đêm,… cũng khiến sức khỏe sinh sản của bạn bị ảnh hưởng đáng kể.

Tuổi tác

Vợ chồng càng lớn tuổi sẽ càng khó có con, điều này đúng với cả phụ nữ và đàn ông. Càng lớn tuổi, chất lượng tinh trùng của người đàn ông sẽ suy giảm, hormone estrogen ở người phụ nữ cũng giảm xuống nên khả năng thụ thai của họ bị ảnh hưởng đáng kể. Điều này khiến các cặp vợ chồng đã bước vào tuổi trung niên rất khó khăn khi muốn có con.

Các bệnh lý gây hiếm muộn

Đối với phụ nữ, các bệnh lý khiến họ bị hiếm muộn gồm có:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung
  • Dính vòi trứng
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Đa nang buồng trứng
  • Tổn thương vòi trứng
  • Rối loạn rụng trứng
  • Khối u tử cung
  • Nhiễm trùng vùng xương chậu
  • Suy chức năng buồng trứng
  • Bất thường về di truyền,…

Đối với nam giới, các bệnh lý khiến họ bị hiếm muộn gồm có:

  • Rối loạn cương dương
  • Xuất tinh sớm, xuất tinh ngược dòng
  • Tinh trùng yếu, tinh trùng dị dạng hoặc không có tinh trùng,…
  • Hội chứng Klinefelter
  • Teo tinh hoàn
  • Bất sản ống dẫn tinh
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Tinh hoàn lạc chỗ,…

Bao lâu không có thai thì nên đi khám hiếm muộn?

Nếu bạn dưới 35 tuổi và đã cố gắng mang thai trong vòng 1 năm nhưng không có kết quả, cả 2 vợ chồng hãy cùng đến cơ sở y tế uy tín để khám hiếm muộn ngay. Đối với trường hợp bạn đã trên 35 tuổi thì thời gian đi khám hiếm muộn nên sớm hơn, khoảng 6 tháng sau khi 2 bạn đã nhiều lần quan hệ nhưng vẫn không có tin vui.

Ngoài ra, việc đi khám hiếm muộn lại càng cần thiết nếu người vợ đã từng có tiền sử sảy thai từ 2 lần trở lên hoặc có các dấu hiệu bất thường như chu kỳ kinh nguyệt không đều, ra khí hư bất thường, đau tức vùng bụng dưới sau mỗi lần quan hệ tình dục.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quy trình khám vô sinh hiếm muộn diễn ra như thế nào?

Thông thường, quy trình khám bệnh vô sinh hiếm muộn của cả vợ và chồng sẽ diễn ra theo 4 bước như sau:

  • Giai đoạn tìm hiểu: Bác sĩ hỏi về tiền sử bệnh lý của 2 vợ chồng, sau đó tiến hành khám phụ khoa và nam khoa để xác định được những căn nguyên gây nên bệnh vô sinh hiếm muộn
  • Từ kết quả thăm khám, bạn sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, siêu âm, làm tinh dịch đồ, chụp HSG, xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục của cả nam và nữ, xét nghiệm nội tiết,…
  • Đọc kết quả xét nghiệm và tư vấn hướng điều trị cho vợ chồng
  • Bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị và hẹn tái khám.

Khám vô sinh hiếm muộn có mất nhiều thời gian không?

Quy trình khám vô sinh hiếm muộn sẽ tốn của bạn khá nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại. Người vợ sẽ tốn nhiều thời gian đi lại hơn do cần phải thực hiện nhiều xét nghiệm trong chu kỳ kinh nguyệt. Người chồng thì chỉ cần xét nghiệm tinh dịch đồ nên thời gian sẽ ngắn hơn, nếu có bất thường thì mới cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác.

Vừa rồi là những thông tin giải đáp cho thắc mắc “Bao lâu không có thai thì nên đi khám?”. Như vậy nếu sau khoảng 6 tháng đến 1 năm quan hệ đều đặn, không áp dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà vợ chồng bạn vẫn chưa thụ thai được thì hãy đi khám ngay để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy