Bạo hành tâm lý – Khi những trận tranh cãi trở thành bạo lực tâm lý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể bạn chưa biết, bạo hành tâm lý gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí khủng khiếp hơn chấn thương thể xác. Làm thế nào để đối phó với tình trạng này?

Thế nào là bạo hành tâm lý?

Bạn tranh luận hay tranh cãi với người bạn đời của mình về bất cứ chủ đề nào (phân công việc nhà, chi tiêu trên thẻ tín dụng, chồng bạn dùng điện thoại quá nhiều hay cái điều khiển ti vi tự nhiên không thấy đâu). Cuộc nói chuyện trở nên căng thẳng, đôi bên đều to tiếng, bắt đầu giận dữ và muốn phát điên. Đôi khi sự việc sẽ nghiêm trọng đến mức 1 người bắt đầu chửi thề, gọi nhau bằng những từ ngữ chẳng mấy hay ho. Liệu đây có phải là bạo hành tâm lý?

Chuyên gia cho rằng hầu hết các cặp đôi sẽ có cãi vã và đôi khi mất kiểm soát, nhưng bạo hành về tinh thần chỉ được gọi tên khi 1 người muốn kiểm soát toàn bộ mọi khía cạnh của cuộc sống người kia. Hành vi bạo hành về mặt tâm lý có thể biểu hiện khác nhau, nhưng đều có chung mục đích là đe dọa, cô lập hoặc thao túng người khác.

Bạo hành tâm lý không phải là hành vi bộc phát mà là hành động có mục đích nhằm giảm giá trị của người khác, làm họ cảm thấy thấp kém và bị coi thường. Dần dần theo thời gian, người bị bạo hành tâm lý bắt đầu tin rằng mình đáng bị gọi là “Con ngốc đần độn” hay “Thằng đàn ông ích kỷ”.

Những con số biết nói

Theo 1 báo cáo năm 2014 của Cục Thống kê Australia, nhìn chung phụ nữ có khả năng bị bạo hành về mặt tâm lý nhiều hơn đàn ông, cụ thể đã có 25% số phụ nữ và 14% số đàn ông được hỏi bị bạo hành về mặt tinh thần từ khi 15 tuổi, tức là đã có 2,1 triệu phụ nữ và 1,2 triệu đàn ông trải qua những trải nghiệm chẳng lấy gì làm thú vị này.

Những người thừa nhận từng bị bạo hành về mặt tâm lý bởi người chồng/vợ hiện tại đều cho rằng người chồng/vợ của mình đã kiểm soát hay cố gắng kiểm soát việc họ đi đến đâu (34%), gặp gỡ ai (41%) hay đang ở đâu (25%). 1 tỉ lệ tương tự cả nữ giới (17%) lẫn nam giới (23%) cũng cho biết người còn lại đã không cho hoặc ngăn cản họ liên hệ với gia đình, người thân, bạn bè hay các mối quan hệ bên ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tại Singapore, 1 báo cáo năm 2018 do Viện Sức khỏe Tâm thần công bố cho thấy cứ 7 người dân Singapore thì có 1 người từng bị rối loạn căng thẳng, rối loạn lo âu trong đời; đồng thời 1/16 người dân tại đây từng có biểu hiện rối loạn trầm cảm tại 1 vài thời điểm. Đây là những con số đáng báo động, tồi tệ hơn là đa phần những người trải qua tình trạng này đều không tìm đến trợ giúp của chuyên gia tâm lý.

Rất khó để xác định 1 cá nhân có bị bạo hành tâm lý hay không

Nhà tâm lý học Juli Fragain cho biết có rất nhiều trường hợp không hề hay biết mình là nạn nhân của bạo hành tâm lý cho đến khi gặp chuyên gia và được điều trị. Thường thì những người này hay tự bào chữa cho hành động của đối phương bằng những suy nghĩ đại loại như: “Anh ấy/cô ấy dạo này hơi căng thẳng vì công việc, chỉ cần chúng mình đi nghỉ thì mọi chuyện sẽ lại ổn thôi” hay “Anh ấy/cô ấy hơi khó kiềm chế cơn nóng giận hoặc mình biết anh ấy/cô ấy nói thế thôi chứ không có ý gì cả”.

Khi câu chuyện đã đến mức người kia nói ra những câu như “Em/anh không nhạy cảm thế thì anh/em cũng không nổi điên lên đến mức đấy đâu” hay “Em/anh tự lôi chuyện này ra tranh cãi đấy nhé. Anh/em sẽ không xin lỗi đâu” và bạn cảm thấy bình thường thì có lẽ đã đến lúc xem xét lại mối quan hệ của cả 2 người. Đó là lúc bắt đầu nhìn nhận nghiêm túc về ảnh hưởng của những lời nói, hành động của người đó lên bản thân bạn. Những tác động tiêu cực về tâm lý cũng để lại hậu quả nghiêm trọng như bạo hành thể chất vậy.

Làm thế nào để giải quyết tình trạng này?

Khác với bạo hành thể chất, nạn nhân của bị tổn thương tâm lý thường khó nhận biết bởi nguyên nhân sâu xa không phải lúc nào cũng được tìm hiểu kỹ càng. Hình thức bạo hành về tinh thần này diễn ra âm thầm, lặng lẽ trong thời gian dài, làm nạn nhân bị khủng hoảng về tâm lý, dằn vặt và ngày càng tự ti, mặc cảm về bản thân. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến trầm cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với những nạn nhân của bạo hành về mặt tinh thần, việc cho qua, chịu đựng hay nhẫn nhịn hoàn toàn không phải là phương án tối ưu để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng này. Bất kỳ ai cũng phải nhận thức được rằng bạo hành dù diễn ra dưới hình thức nào thì cũng đều là không thể chấp nhận được, và điều quan trọng là cần học cách yêu thương lấy chính bản thân.

Tiến sĩ Tô Thanh Phương – Trưởng khoa 4, Bệnh viện Tâm thần Trung Ương I đưa ra lời khuyên cho các nạn nhân của nạn bạo hành tinh thần như sau: “Người bị bạo hành cần phải biết tìm đến các bác sĩ tâm lý, nhà tư vấn tâm lý ngay để có thể được tư vấn, hỗ trợ giải quyết các mâu thuẫn vướng mắc mà họ gặp phải trong cuộc sống”.

Chia sẻ cảm giác và trải nghiệm của bản thân là cách người bị bạo hành san sẻ bớt gánh nặng tâm lý, đồng thời nhận được lời khuyên từ chuyên gia tâm lý, bạn bè, người thân để có thể chấm dứt tình trạng này trong thời gian sớm nhất.

Theo theAsianparent Singapore

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi