Bảng Wonder Weeks chuẩn xác nhất cho mẹ bỉm tham khảo

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khái niệm Wonder Weeks là gì? Các tuần Wonder Week của bé sẽ kéo dài bao lâu? Hiểu được bản chất và nắm được bảng Wonder Week, bạn sẽ bớt lo lắng hơn.

Bảng Wonder Weeks dự đoán những tuần lễ khủng hoảng ở trẻ

Vào một ngày bão tố, em bé thiên thần của mẹ đột nhiên quấy khóc, đeo bám không rõ nguyên nhân. Mẹ lo lắng không biết con có đau ở đâu không. Hay tâm linh hơn, có đi ngang ai đó không hợp “vía” hay không. Nhưng rồi, con bạn bỗng trở lại vui vẻ hoạt bát, tươi sáng như ánh nắng mặt trời mà bạn thậm chí còn chưa kịp làm gì cho bé.

Rất có thể, con đang đang trải qua một giai đoạn phát triển nhảy vọt về tinh thần, được gọi là tuần lễ Wonder Weeks.

Wonder Weeks được hiểu đúng nghĩa của từ tiếng Anh: những tuần khủng hoảng, tuần bão tố. Đây là một thuật ngữ dùng để mô tả những giai đoạn phát triển mạnh mẽ của trẻ sơ sinh.

Trong hai năm đầu đời, có những giai đoạn em bé phát triển vượt bật, cả thể chất lẫn tinh thần. Chỉ trong một đêm, em bé của bạn đã có thể bật dậy bò quanh nhà, hoặc có thể bất ngờ biết nói “Mẹ mum mum” khi muốn được ăn mà thậm chí bạn chưa từng dạy bé nói trước đó.

Khi nào các tuần Wonder Weeks xảy ra?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. Do đó, tuần khủng hoảng của mỗi bé sẽ có sự bắt đầu khác nhau. Tuy nhiên, thường tuần khủng hoảng thường diễn ra như bảng tuần Wonder Week sau đây:

Tuần thứ 5-6

Em bé của bạn nhạy cảm hơn với tiếng động, thức giấc nhiều hơn và dễ giật mình. Đây là giai đoạn các mẹ sẽ lo lắng bởi những cơn vặn mình liên tục và những đêm khóc dạ đề không ngừng nghỉ. Giai đoạn này, mẹ cần ôm bé và cho bú nhiều hơn, đặc biệt là ban đêm.

Tuần thứ 8-9

Bé bắt đầu tò mò về mọi thứ xung quanh. Mẹ sẽ thấy con thường xuyên càu nhàu hoặc lặp đi lặp lại cùng một hành động. Em bé cũng thích nắm ngón tay mẹ thật chặt nữa. Mặc dù em bé của bạn ngày càng trở nên khó ngủ hơn, nhưng đây lại là thời điểm tuyệt vời để mẹ tạo lập thói quen sinh hoạt cho con (nếu như mẹ chưa từng thử trước đó)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuần thứ 12

Em bé bắt đầu vận động nhiều hơn, đạp chân ra khỏi chăn, lăn ra khỏi gối, tháo quấn,… Bé cũng nhận ra một số mô hình nhất định. Ví dụ khi mẹ chơi “ú òa” với bé, bé có thể đoán được mẹ sẽ xuất hiện khi nói từ “òa” và tự kêu “òa” khi mẹ vừa nói “ú”.

Tuần thứ 15 đến tuần thứ 19

Đây là một trong những giai đoạn “bão tố” nhất đối với nhiều mẹ. Bé đã học cách nhận biết và dự đoán logic của mọi chuyện. Do đó, em bé của bạn sẽ “thử” tạo ra nhiều hành động để xem kết quả có giống như bé dự đoán hay không. Nghe thì có vẻ thú vị, nhưng chắc chắn mẹ sẽ cảm thấy mệt rã rời vì cứ phải nhặt đi nhặt lại một món đồ chơi.

Bảng Wonder Weeks tuần thứ 23 tới tuần thứ 26

Thời điểm này, bé nhận thức được “mẹ có thể biến mất một lúc”.

Bé bắt đầu lo sợ phải xa mẹ và đeo bám mẹ mọi lúc mọi nơi. Với những mẹ bắt đầu đi làm sau 6 tháng hậu sản, tuần wonder week này đúng là cơn ác mộng. Đồng thời, giai đoạn này các bé cũng bắt đầu biết trườn bò. Cẩn thận nào, em bé của mẹ đang trèo ra khỏi ghế ăn kìa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuần thứ 33 tới tuần thứ 37

Bé học được rằng nhiều thứ khác nhau có thể được nhóm lại với nhau. Ví dụ, các khối của bé có thể trông khác nhau, nhưng bé nhận ra rằng chúng đều là các khối. Những món này có thể ăn và những món này có thể ném. Bé cũng có những bước tiến lớn về khả năng vận động (học cách bò tốt, đứng lên và có thể bước đi nếu được trợ giúp).

Bảng Wonder Weeks tuần thứ 42 tới tuần thứ 46

Bé bắt đầu nhận biết các bước liên quan đến các công việc đơn giản, như mặc quần áo hoặc dọn đồ chơi. Bé cũng có thể áp dụng điều này vào các nhiệm vụ của riêng mình – phải đi tất trước khi đi giày,… Đừng ngạc nhiên nếu con bạn bắt đầu khóc khi mặc đồng phục. Vì bé đã nhận ra, cần mặc đồng phục trước, tiếp đó là đến trường.

Tuần thứ 52 tới tuần thứ 55

Em bé 2 tuổi của bạn dựa trên sự hiểu biết về các trình tự đã bắt đầu học rằng có nhiều cách để hoàn thành cùng một nhiệm vụ. Đây cũng là lúc hầu hết trẻ mới biết đi bắt đầu thể hiện sở thích mạnh mẽ. Ví dụ bé thích mặc áo có hình khủng long, hoặc không muốn mang đôi giày màu xanh lá,…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuần thứ 61 đến 64

Giai đoạn này có liên quan đến bước đột phá nhân quả mà chúng ta đã thấy trong giai đoạn 15-19 tuần. Em bé của bạn đang học cách sử dụng nhân quả để đạt được mục tiêu của mình. Con đã biết rằng nếu hôn mẹ một cái trên má, mẹ sẽ hết giận mình.

Bảng Wonder Weeks tuần 72 tới tuần 76

Em bé của bạn lúc này có khả năng hiểu được các hệ thống lớn hơn. Ví dụ, con biết rằng các quy trình và kỳ vọng ở nhà trẻ khác với ở nhà. Con bạn cũng có thể thay đổi hành vi và hành động của mình để phù hợp với các tình huống khác nhau. Điều này lý giải tại sao bé có thể rất ngoan khi đến trường, nhưng lại gắt gỏng và nhõng nhẽo với bạn.

Những tuần Wonder Weeks có thể khiến mẹ khủng hoảng. Tuy nhiên, thời gian này lại đánh dấu những bước phát triển nhảy vọt về nhận thức của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ về thế giới xung quanh. Vì thế, mẹ hãy kiên nhẫn thêm một chút nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần làm gì trong các tuần Wonder Weeks của bé? 

Cáu kỉnh, đeo bám và quấy khóc là những dấu hiệu kinh điển mà trẻ sơ sinh thể hiện khi không vui. Theo triết lý Wonder Weeks, đây là thời điểm mà cha mẹ cần hỗ trợ và hướng dẫn bé. Các mẹ hãy tham khảo những điều cần làm dưới đây nha

  • Chăm sóc bản thân mình. Nên nhớ rằng, mẹ khỏe thì con vui. Chỉ có chăm sóc bản thân mình thật tốt, bạn mới có đủ tinh thần và sức khỏe cùng con vượt qua giông bão.
  • Hiểu rằng sau cơn mưa trời lại sáng. Em bé khóc lóc bám dính lấy bạn vì con cảm giác thiếu an toàn. Do đó, mẹ hãy ôm và trấn an để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Nhắc nhở bản thân đây là sự thay đổi ngắn hạn. Rất nhanh sau đó, con sẽ vượt qua giai đoạn này và sẽ độc lập hơn.
  • Cho bé bú nhiều hơn và ở cạnh bé nhiều hơn. Con bạn trong những tuần này có thể muốn ăn muốn cho ăn nhiều hơn, đặc biệt là ban đêm.
  • Âu yếm bé nhiều hơn và chú ý đến bé hơn. Hãy đảm bảo với con bạn rằng bạn luôn ở bên bé.
  • Tạo cho con cảm giác an toàn. Đây là lúc không nên thay đổi chỗ ở, người trông trẻ hoặc thử thay thói quen sinh hoạt. Mọi thay đổi mẹ có thể chờ sau khi wonder weeks qua đi.
  • Đừng lo lắng nếu con không năng động như thường lệ. Đơn giản vì con chỉ muốn ở gần mẹ thôi
  • Đừng bất an khi thấy con dường như đã “thụt lùi” trong quá trình phát triển. Theo bảng Wonder Weeks, em bé đơn giản chỉ là trở nên “trẻ con” hơn.

Bạn đã sẵn sàng cho những gì đang chờ đón bạn trong các tuần Wonder Weeks của bé chưa? Mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển của riêng mình. Đừng quá lo lắng nếu sự phát triển của con bạn không khớp với bảng Wonder Weeks trên.

Nếu mức độ quấy khóc, khó chịu của con khiến bạn lo lắng, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Đôi khi, các tuần Wonder Weeks trùng với các vấn đề khác (mọc răng, sốt, chích ngừa,…) khiến mọi chuyện nghiêm trọng hơn.

Chúc mẹ và bé sẽ trải qua Wonder Weeks một cách tuyệt vời nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le