Băng huyết sau sinh 1 tháng có bất thường không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Băng huyết sau sinh 1 tháng là hiện tượng băng huyết thứ phát. Sản phụ chảy máu nhiều và âm đạo có triệu chứng bất thường. Đây là một cấp cứu sản khoa vẫn có thể xảy ra ở sản phụ sau sinh. Mẹ bầu bị băng huyết sau sinh 1 tháng cần được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Băng huyết sau sinh là gì?

Mỗi năm hơn 14 triệu phụ nữ trên thế giới bị băng huyết sau sinh thường/mổ. Tỷ lệ sản phụ bị băng huyết sau sinh tại Việt Nam chiếm khoảng 3-8%. Băng huyết sau sinh là hiện tượng người mẹ chảy máu đường sinh dục sau khi chuyển dạ. Có hai loại băng huyết sau sinh theo các báo cáo khoa học gồm:

  • Băng huyết nguyên phát: Trong vòng 24 giờ đầu tiên kể từ lúc sinh con, sản phụ có thể mất nhiều hơn 500ml máu hoặc hơn 1% lượng máu cơ thể. Khoảng 5% thai phụ có thể mắc phải tình trạng này. Hiện tượng băng huyết nghiêm trọng thì ít phổ biến hơn.
  • Băng huyết thứ phát: Từ sau 24 giờ đầu đến 3 tháng sau sinh, sản phụ bị chảy máu nhiều và có triệu chứng bất thường ở âm đạo. Khoảng 2% thai phụ có thể bị băng huyết thứ phát. Trong đó, các trường hợp gặp phải hiện tượng băng huyết sau sinh 1 tháng được ghi nhận phổ biến.

Theo các bác sĩ, các sản phụ mang thai ngoài 20 tuần đều có thể gặp hiện tượng chảy máu sau sinh. Tùy vào khả năng phục hồi sức khỏe, mức độ mất máu mà băng huyết sau sinh có thể tạo ra những biến chứng khác nhau. Tuy tỷ lệ mẹ tử vong do băng huyết sau sinh đã giảm đáng kể nhưng vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Nguyên nhân và triệu chứng

Băng huyết sau sinh có thể xảy ra nguyên nhân do sản phụ bị đờ tử cung, tử cung và âm đạo bị vỡ hoặc rách. Ngoài ra, thai phụ có nhau cài răng lược, nhau bám thấp cũng có thể gây chảy máu nhiều sau sinh. Mặt khác, sản phụ bị rối loạn đông máu hoặc có vấn đề về sức khoẻ cũng dễ bị băng huyết sau sinh. Một nguyên nhân khác dẫn đến băng huyết sau sinh 1 tháng là sản phụ bị sang chấn cơ quan sinh dục.

Nguy cơ băng huyết sau sinh cũng cao hơn khi thai phụ:

  • Thai phụ bị béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI > 35)
  • Có tiền sử sảy thai, phá thai nhiều lần và không được chăm sóc kỹ hậu nạo hút thay/sảy thai
  • Sản phụ sinh con nhiều lần, sinh con khi đã lớn tuổi
  • Thai phụ có tiền sử mổ trên cơ tử cung, từng bị băng huyết sau sinh hoặc bị ra máu trong thai kỳ
  • Sản giật, tiền sản giật.
  • Thai chết lưu…

Sản phụ bị băng huyết sau sinh 1 tháng vẫn có triệu chứng chảy nhiều máu đỏ tươi ở âm đạo kèm đau bụng dưới và sốt. Do đó, thai phụ được khuyến cáo tìm hiểu thông tin liên quan đến băng huyết sau sinh kỹ lưỡng.

Băng huyết sau sinh 1 tháng có nguy hiểm đến tính mạng không?

Băng huyết sau sinh 1 tháng được xếp vào nhóm băng huyết thứ phát. Sót nhau, nhiễm trùng hoặc gặp phải bệnh lý huyết học là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này. Băng huyết sớm hay băng huyết sau sinh 1 tháng đều là tai biến sản khoa nghiêm trọng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cùng với tăng huyết áp, nhiễm trùng, chảy máu sau sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của  sản phụ ở các nước đang phát triển. Tuy không quá bất thường, thai phụ gặp băng huyết sau sinh cần được xử trí kịp thời và nhanh chóng. Để sức khoẻ và tính mạng của sản phụ được bảo vệ.

Xử trí khi sản phụ bị chảy máu sau chuyển dạ

Sản phụ cần được theo dõi về mặt y tế cẩn thận từ sau khi chuyển dạ đến nhiều tuần sau khi sinh. Cần phát hiện sớm hiện tượng băng huyết sau sinh nhằm có những can thiệp y tế kịp thời. Nếu không được cấp cứu nhanh và đúng cách, người mẹ có thể tử vong hoặc sống thực vật suốt đời. 

Việc xử trí gồm xử trí nguyên nhân, co hồi tử cung và hồi sức tích cực. Cụ thể:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Xử trí ban đầu: Ép tử cung, xét nghiệm công thức máu, đông máu, nhóm máu,
  • Sử dụng thuốc co hồi tử cung: Oxytocin, Ergometrine,
  • Khâu vết rách cổ tử cung âm đạo
  • Soát lòng tử cung
  • Chèn tử cung
  • Tắc mạch
  • Phẫu thuật.

Phòng ngừa băng huyết sau sinh ra sao?

Hiện tại vẫn chưa có biện pháp xử trí tối ưu cho các ca băng huyết sau sinh nặng. Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ, mẹ có thể lưu ý các đề xuất phòng ngừa gồm:

  • Khám tiền sản trước khi bắt đầu quá trình mang thai
  • Quản lý tốt thai kỳ, khám thai đầy đủ
  • Bổ sung sắt, thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh
  • Lưu sẵn thông tin cơ sở y tế gần nhất nếu có vấn đề về đông máu
  • Đến ngay cơ sở y tế nếu có dấu hiệu của việc băng huyết
  • Chọn cơ sở y tế an toàn, có trang thiết bị hiện đại
  • Không để chuyển dạ kéo dài, đỡ sinh đúng kỹ thuật
  • Theo dõi hậu sản kỹ càng 2 giờ đến 6 giờ sau sinh

Băng huyết sau sinh ở bất kể xảy ra ở giai đoạn nào đều cũng là một hiện tượng thai sản nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn tính mạng và sức khoẻ, thai phụ cần được xử trí kịp thời. Gia đình cũng cần lựa chọn cơ sở y tế an toàn để đưa sản phụ đến thăm khám. Hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế băng huyết sau sinh các mẹ nhé

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu