Băng huyết muộn sau sinh có thể gây tử vong nếu mẹ bỉm chủ quan không điều trị

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Băng huyết muộn sau sinh có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ. Thậm chí nguy cơ tử vong rất cao nếu mẹ chủ quan để tình trạng này quá lâu. Hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này để có biện pháp phòng tránh nhé!

Băng huyết muộn sau sinh là gì?

Băng huyết sau sinh được xác định là tình trạng mất máu tích lũy hoặc mất máu do các dấu hiệu bất thường. Tình trạng này sẽ gây giảm thể tích máu trong khoảng 24 giờ sau sinh. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc tử vong hàng đầu ở phụ nữ sau sinh.

Sau khi trải qua quá trình sinh nở, tử cung của mẹ sẽ bắt đầu co bóp từng cơn để đẩy sản dịch còn lại ra ngoài. Áp lực sinh ra từ những cơn co thắt ở tử cung sẽ tạo áp lực lên mạch máu giúp hạn chế chảy máu sau sinh. Nếu tử cung gặp vấn đề và co bóp không đủ mạnh sẽ gây chảy máu liên tục. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng băng huyết muộn sau sinh.

Theo các bác sĩ, tình trạng băng huyết muộn sau sinh sẽ có hai dạng khác nhau:

  • Băng huyết thứ phát: Đây là hiện tượng chảy máu nhiều và xuất hiện triệu chứng bất thường ở âm đạo như đau và nhức. Tình trạng này có thể diễn ra từ sau 24 giờ sinh đến sau sinh 1 tháng. Một số trường hợp sau sinh 12 tuần vẫn có thể mắc tình trạng băng huyết muộn sau sinh. Đối với trường hợp này tỷ lệ mắc phải là khoảng 2/100 người.
  • Băng huyết nguyên phát: Là tình trạng mất nhiều hơn 500ml máu trong vòng 24 giờ sau sinh. Đối với trường hợp này sẽ không xuất hiện những triệu chứng bất thường ở âm đạo. Tình trạng này có tỷ lệ mắc phải được thống kê ở mức 5/100 người.

Băng huyết là tình trạng mất máu liên tục gây nguy hiểm cho mẹ

Các dấu hiệu của băng huyết muộn sau sinh

Kể cả khi mẹ chọn phương pháp sinh mổ thì nguy cơ băng huyết vẫn có thể xảy ra. Sau đây là một số biểu hiện của tình trạng băng huyết muộn sau sinh mẹ nên chú ý:

  • Chảy nhiều máu: Máu được tiết ra từ cơ quan sinh dục của mẹ ngay sau khi sinh. Lượng máu chảy ra có thể ít hoặc nhiều, máu đỏ tươi hoặc đỏ bằm. Máu chảy nhiều dẫn đến ứ bên trong buồng tử cung gây phình tử cung. Tử cung sẽ to dần ra hai bên và trở nên mềm nhão.
  • Huyết áp giảm: Do mất nhiều máu và vừa trải qua quá trình sinh nở. Nên cơ thể mẹ sẽ không đủ khả năng chịu đựng và gây giảm huyết áp với tốc độ rất nhanh.
  • Nhịp tim tăng: Chính vì tuột huyết áp nên tim cần hoạt động nhanh hơn để đủ khả năng đẩy máu tuần hoàn khắp cơ thể. Điều này gây ra tình trạng nhịp tim tăng cao và mẹ sẽ trở nên khát nước hơn.
  • Giảm số lượng hồng cầu: Gây nên một số biểu hiện nhưchân tay lạnh, ra nhiều mồ hôi,…

Mẹ nên chú ý các dấu hiệu băng huyết để đề phòng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bị băng huyết muộn sẽ nguy hiểm như thế nào?

Sự ảnh hưởng của tình trạng băng huyết muộn sau sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng máu mất, sức khỏe của mẹ. Nếu nhẹ thì mẹ có thể choáng do giảm áp lực và thể tích máu trong cơ thể. Nặng hơn có thể dẫn đến suy thận, suy đa tạng và tử vong. Ngoài ra, băng huyết muộn sau sinh cũng là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng hậu sản.

Về lâu dài, băng huyết sau sinh sẽ gây thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch. Đặc biệt là hội chứng Sheehan do hoại tử tuyến yên gây suy nhược cơ thể, rụng tóc, mất sữa và sô sinh. Điều này sẽ khiến sức khỏe của mẹ luôn yếu và không đủ khả năng mang thai thêm nữa.

Băng huyết vô cùng nguy hiểm đối với mẹ sau sinh

Các cách phòng ngừa

Băng huyết sau sinh là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm đối với mẹ. Cần phải chuẩn bị đầy đủ các phương án đề phòng tình trạng này xảy ra đối với mẹ sau sinh. Sau đây là các cách để giúp mẹ phòng ngừa băng huyết sau sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mẹ nên tránh tình trạng chuyển dạ kéo dài. Điều này sẽ làm tử cung mẹ dễ bị tổn thương hơn và mẹ sẽ nhanh xuống sức hơn. Mẹ có thể theo dõi sát quá trình chuyển dạ bằng cách nhập viện khi có dấu hiệu.
  • Thực hiện xét nghiệm đông máu ở mẹ trước khi sinh để chuẩn đoán khả năng xảy ra tình trạng băng huyết sau sinh. Ngoài ra, lúc nhập viện khi chuyển dạ mẹ nên chuẩn bị đầy đủ toàn bộ hồ sơ bệnh trước đó để bác sĩ có phương án dự phòng.
  • Kết thúc thai kỳ sớm ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ là cách phòng ngừa băng huyết muộn sau sinh hiệu quả.
  • Mẹ có thể tiêm Oxytocin (10 IU). Đây là một loại thuốc có khả năng hỗ trợ cơ thể phòng ngừa tình trạng băng huyết sau sinh.
  • Nếu như mẹ có những cơn gò tử cung mạnh hoặc yếu thất thường. Kèm theo đó là biểu hiện chuyển dạ đã diễn ra. Nếu như sức khỏe mẹ không ổn thì có thể tiến hành phương thức sinh mổ để giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.

Mẹ nên chuẩn bị các phương án đề phòng tình trạng băng huyết muộn sau sinh

Tổng kết

Băng huyết muộn sau sinh là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tử vong ở mẹ sau sinh nở. Không chỉ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người nhà. Nên việc đề phòng và cẩn trọng trước tình trạng này khi sinh nở là rất cần thiết.

Thông qua bài viết, hy vọng các mẹ bầu biết được sự nguy hiểm của băng huyết muộn. Từ đó có cách phòng ngừa thích hợp để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

haunguyen