Bảng chiều dài xương mũi thai nhi tiêu chuẩn trong thời kỳ mang thai

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu thai nhi không có xương mũi trong siêu âm quý 1 (giai đoạn 12 tuần) mà đến các quý tiếp theo vẫn không có xương mũi hoặc xương mũi ngắn thì nguy cơ mắc bệnh Down sẽ tăng lên 83 lần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chiều dài xương mũi thai nhi chuẩn là bao nhiêu? Bảng chiều dài xương mũi của thai nhi là chỉ số quan trọng giúp bác sĩ đánh giá được sự phát triển của em bé trong bụng mẹ có ổn hay không. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Tầm quan trọng của việc đo chiều dài xương mũi thai nhi
  • Các tiêu chuẩn đánh giá xương mũi
  • Bảng chiều dài xương mũi của thai nhi chuẩn
  • Xương mũi được đo vào thời điểm nào?

Tầm quan trọng của việc đo chiều dài xương mũi thai nhi

Bên cạnh các chỉ số quan trọng khác như chiều dài xương đùi, vòng đầu, chỉ số chiều dài xương mũi giúp đánh giá khả năng bị dị tật của thai nhi ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên.

Có 1 số dạng xương mũi bất thường như bất sản, thiểu sản xương mũi. Bất sản xương mũi là tình trạng không có xương mũi. Thiểu sản xương mũi (hay bất sản một phần xương mũi) là tình trạng chiều dài xương mũi ngắn hơn so với chiều dài xương mũi thai nhi chuẩn theo tuần hoặc thiếu đi một phần xương mũi. Theo các nhà nghiên cứu, tình trạng không có xương mũi hoặc xương mũi ngắn có liên quan khá mật thiết với hội chứng Down ở thai nhi.

Mẹ đã biết chưa?

Các nhà nghiên cứu cho biết trong 100 thai nhi không đo được xương mũi ở 3 tháng đầu của thai kỳ thì có đến 73 trẻ mắc hội chứng Down. Khả năng bị Down càng cao nếu thai nhi vẫn không có xương mũi hoặc xương mũi ngắn ở 3 tháng tiếp theo của thai kỳ.

Tuy nhiên, chiều dài xương mũi còn tùy thuộc vào dân tộc, di truyền và tuổi thai, ví dụ mũi của người da trắng thường cao hơn mũi của người da màu trong đó có Việt Nam. Do vậy, cần cẩn thận khi kết luận thiểu sản xương mũi và cha mẹ cũng đừng quá lo lắng khi thấy con mình có xương mũi ngắn, thấp hơn chỉ số xương mũi tính theo bảng chuẩn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mối liên hệ giữa độ tuổi của mẹ khi mang thai và tỷ lệ thai bị Down

Tuổi mẹ càng cao thì nguy cơ sinh con mắc bệnh Down càng lớn. Cụ thể là:

  • Mẹ bầu 25 tuổi: tỷ lệ thai nhi bệnh Down là khá thấp, chỉ 1:1200
  • Mẹ bầu trên 35 tuổi: tỷ lệ này là 1:350
  • Mẹ bầu 40 tuổi: tỷ lệ thai nhi mắc bệnh Down là 1:100
  • Mẹ bầu 45 tuổi: tỷ lệ tăng cao, có 1:30 số ca mang thai mắc bệnh Down
  • Mẹ bầu 49 tuổi: tỷ lệ thai nhi mắc hội chứng này rất cao 1:10

Hiện vẫn chưa có cách phòng tránh Hội chứng Down. Nếu mẹ có nguy cơ cao sinh con bị mắc Hội chứng Down, hoặc đã từng sinh con mắc Hội chứng Down, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi mang thai.

Vì vậy, việc khám thai định kỳ là cách duy nhất để phòng ngừa và phát hiện sớm hội chứng Down. Hội chứng Down có thể sàng lọc sớm từ tuần thứ thứ 8 thai kỳ bằng xét nghiệm NIPT, với ưu điểm vượt trội là không xâm lấn, hoàn toàn không gây hại cho thai nhi.

Các tiêu chuẩn đánh giá xương mũi

Các tiêu chuẩn cần đạt khi đánh giá xương mũi ở quý 1 theo FMF (Fetal Medicine Foundation-UK) như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mặt thai nhi hướng nhìn về đầu dò
  • Mặt cắt dọc giữa chuẩn: đầu và cổ trên một đường thẳng, giữa cằm và ngực có một khoảng trống ( thai nhi ở tư thế trung tính)
  • Sóng siêu âm thẳng góc với da trước xương mũi. Xương hàm trên là một đường thẳng tách rời, không được nối tiếp lên vùng xương mũi
  • Xương mũi được xác định bởi đường ngang tăng âm nằm dưới da mũi tạo thành hình dấu "="

Một kỹ thuật khác được dùng để đánh giá xương mũi đó là khảo sát tam giác sau mũi (trtronasal triangle)

Bảng chiều dài xương mũi của thai nhi chuẩn

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Philippines, độ dài xương mũi thai nhi vào các tuần thai thứ 11, 12, 13, 14 và 15 tương ứng với 1.97mm, 2.37mm, 2.90mm, 3.44mm và 4.05mm.

Chiều dài xương mũi thai nhi chuẩn là bao nhiêu? Khi thai nhi được 20 tuần tuổi, số đo chiều dài xương mũi từ 4.5 mm trở lên là hoàn toàn bình thường. Nếu chiều dài xương mũi ngắn hơn 3.5mm ở tuổi thai 22 tuần thì thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down khá cao.

Chiều dài xương mũi tăng lên tuyến tính với tuổi thai và chiều dài mông vú. Vì vậy, nếu thai nhi có hiện tượng bất sản xương mũi và thiểu sản xương mũi thì bác sĩ có thể xem xét chỉ định thêm 1 số xét nghiệm cho mẹ bầu để kết quả có độ chính xác cao nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ đã biết chưa?

Siêu âm thai chẩn đoán là gì? Khi nào thì nên đi siêu âm?

Các chỉ số quan trọng của thai nhi 39 tuần và vô vàn thắc mắc của mẹ bầu

Xương mũi được đo vào thời điểm nào?

Thời điểm thích hợp nhất để đo xương mũi của thai nhi thường bắt đầu vào tuần thứ 12 của thai kỳ và sẽ được đo xuyên suốt cho đến tận quý 3, tức tuần thai thứ 28-32. Các mẹ cần đến khám và siêu âm đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để có thể so sánh số đo thực tế với bảng chiều dài xương mũi thai nhi chuẩn.

Giai đoạn 1: đo trong quý 1 (tuần 12) của thai kỳ dựa vào bảng chiều dài xương mũi

Trong giai đoạn này, bác sĩ chỉ đánh giá thai nhi có xương mũi hay không và chưa quan tâm đến chiều dài xương mũi. Nếu thai nhi không có xương mũi thì sẽ được xếp vào nhóm nguy cơ cao mắc bệnh Down.

Siêu âm thai nhi mũi tẹt cũng đừng vội lo lắng vì cha mẹ mũi tẹt thì con xương mũi cũng ngắn. Mẹ bầu hãy nghe theo các chỉ dẫn của bác sĩ, nếu cần bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cha mẹ không nên quá lo lắng mà nên theo dõi và kiểm tra lại sau 1-2 tuần (giai đoạn 2) và làm thêm các xét nghiệm sàng lọc như Double test hoặc xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT.

Giai đoạn 2: đo trong các quý sau của thai kỳ dựa vào bảng chiều dài xương mũi

Trong các lần siêu âm tiếp theo, bác sĩ sẽ thực hiện đo xương mũi của thai nhi cho các mẹ bầu. Trong giai đoạn này, chiều dài xương mũi tương đối quan trọng vì bất sản xương mũi hay thiểu sản xương mũi đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh Down ở thai nhi.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu thai nhi không có xương mũi trong siêu âm quý 1 (giai đoạn 12 tuần) mà đến các quý tiếp theo vẫn không có xương mũi hoặc xương mũi ngắn thì nguy cơ mắc bệnh Down sẽ tăng lên 83 lần.

Những trường hợp không có xương mũi hay xương mũi ngắn hơn chiều dài xương mũi thai nhi chuẩn, kèm theo xét nghiệm sàng lọc (Double test, Triple test, NIPT) có kết quả nguy cơ cao sẽ được chỉ định chọc ối để xác định thai nhi có mắc bệnh Down hay không.

Lời kết

Bảng chiều dài xương mũi thai nhi chuẩn có vai trò rất quan trọng để cha mẹ theo dõi sự phát triển của con và có thể phát hiện ra nguy cơ tiềm ẩn của hội chứng Down. Bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích và dễ hiểu nhất cho các bậc cha mẹ tham khảo.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi