Lưu ngay bảng cân nặng thai nhi “chuẩn không cần chỉnh” theo tuần và theo tháng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể mẹ chưa biết nhưng khi hiểu và nắm chắc bảng cân nặng thai nhi, chúng ta sẽ thu thập được rất nhiều thông tin bổ ích trong việc giúp con phát triển khỏe mạnh. Tìm hiểu ngay!

Tại sao cần theo dõi bảng cân nặng thai nhi?

Khi mang thai, việc theo dõi cân nặng là rất cần thiết vì đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não của bé khi ra đời. 

Biết được cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần và theo tháng không chỉ giúp mẹ áng chừng được bé đã lớn như thế nào mà qua đó, mẹ còn hiểu hơn về con dựa trên  các chỉ số khi mang bầu.

Ngoài ra, việc thật sự hiểu về cân nặng thai kỳ sẽ giúp mẹ biết cách chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, vừa giúp thai nhi khỏe mạnh vừa tránh được các biến chứng không mong muốn.  

Nguyên nhân khiến cân nặng thai nhi trồi sụt bất thường

Tâm lý chung của đa số gia đình Việt Nam khi chăm sóc bà bầu chính là “ra sức” tẩm bổ hết mức. Dung nạp quá nhiều chất dinh dưỡng cùng với việc bị hạn chế tập luyện chính là nguyên nhân chủ chốt khiến mẹ bầu lẫn em bé tăng cân mất kiểm soát.

Ngược lại, cũng có một số trường hợp hormone thay đổi làm mẹ bầu bị cảm giác ăn ngon, chán ăn, kén ăn,.... dẫn đến cơ thể không có đủ dưỡng chất để em bé phát triển theo đúng bảng cân nặng thai nhi. 

Cân nặng và sự phát triển của thai nhi theo tuần

Nếu mẹ muốn biết cân nặng của con mình đã phù hợp chưa? Trong những tuần tới con sẽ phát triển như thế nào?,... hãy lưu ngay về điện thoại bảng thông tin chi tiết về chiều cao lẫn cân nặng của bé theo từng tuần để tiện theo dõi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi mang thai, mẹ bầu có thể dễ dàng cảm nhận được những đổi không ngừng của con theo tuần. Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua việc theo dõi bảng cân nặng để biết con phát triển đến mức nào, từ đó sớm đưa ra hướng điều chỉnh, khắc phục các biến cố nếu có trong thai kỳ.

Cân nặng thai nhi theo tháng

3 tháng cuối là giai đoạn cần bắt đầu chú ý đến các khoảng cân nặng của bé theo từng tháng. Lúc này, chiều dài và cân nặng của bé dao động như sau:

  • Tháng thứ 7: Chiều dài đạt 30cm ~ 38cm; cân nặng đạt 600g ~ 1000g
  • Ở tháng 8: Chiều dài đạt 38cm ~ 44cm; cân nặng đạt 1000g ~ 2000g
  • Tháng cuối: Chiều dài đạt 45cm ~ 50cm; cân nặng đạt 2000g ~ 3500g

Cân nặng của bé lẫn mẹ đều sẽ tăng nhiều nhất vào tháng cuối của thai kỳ nên mẹ hãy chuẩn bị tâm lý cho chuyện này để không bỡ ngỡ nhé!

Cách tính cân nặng thai nhi

1. Tính cân nặng tại nhà bằng cách đo chu vi bụng

Đây là cách đơn giản nhất mà mẹ bầu hoàn toàn có thể tự làm được. Cách tính như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trọng lượng thai nhi (g) = ((chiều cao tử cung + chu vi bụng) x 100)/4

Trong đó:

  • *Chiều cao tử cung (cm): Khoảng cách từ mu đến đáy tử cung
  • *Chu vi bụng (cm): Đo vị trí to nhất của bụng, thường là đo ngang qua rốn

Tuy nhiên, cách tính này chỉ có thể cho con số ước lượng, có chính xác tuyệt đối hay không còn phụ thuộc vào cơ địa, nước ối, cân nặng,... của người mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Siêu âm

Phương pháp siêu âm được cho là cách đưa ra được con số chính xác, an toàn, tiện lợi nhất. Nếu tìm hiểu kỹ thì có công thức vô cùng chi tiết, dựa vào các chỉ số siêu âm để tính được cân nặng của bé. Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần biết quá sâu, sau khi siêu âm chỉ cần yêu cầu bác sĩ cho bạn biết số cân nặng của bé là được. 

Phải làm gì khi bé dư hoặc thiếu cân

  • Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đủ các chất cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Uống nhiều nước
  • Hạn chế đồ ngọt, nước có ga, chất kích thích
  • Thực hiện và duy trì chế độ luyện tập phù hợp với phụ nữ mang thai để kiểm soát cân nặng của mẹ bầu. Trong suốt thai kỳ, chỉ nên tăng trọng lượng cơ thể từ 10 - 12kg. Nếu mang đa thai là 16 – 20 kg. 
  • Nghiên cứu chế độ ăn “vào con không vào mẹ” để cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé mà mẹ không bị tăng cân mất kiểm soát
  • Giữ tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái, biết cách thư giãn để áp lực từ công việc, gia đình,... không làm ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ bầu
  • Thăm khám định kỳ để luôn nắm chắc bảng cân nặng thai nhi và nhận tư vấn của bác sĩ về cách điều chỉnh cho bé về số cân hợp lý

Kết luận

Mong rằng bảng cân nặng thai nhi thật chi tiết theo tuần và theo tháng đã giúp mẹ bầu có cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của việc theo dõi cân nặng, biết được các mốc cần đạt trong thai kỳ. Đừng quên chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy