Bà đẻ uống nước dừa được không, có an toàn cho mẹ và bé không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nước dừa giàu chất dinh dưỡng và giúp tăng cường tiết sữa. Tuy nhiên, bà đẻ uống nước dừa được không và có gây hại gì cho mẹ và bé hay không?

Bà đẻ có được uống nước dừa?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước dừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng đây không phải loại nước uống thích hợp cho sản phụ mới sinh con. Theo đó, bà đẻ chỉ được uống nước dừa sau khi sinh từ 3-6 tháng.

Theo các chuyên gia thì tốt nhất là bà đẻ nên uống nước dừa sau khi sinh được 6 tháng. Lý do là nước dừa chứa tính hàn cao. Sau khi sinh, nếu bà đẻ uống nhiều nước dừa rất dễ bị lạnh bụng. Việc mẹ nạp quá nhiều chất dinh dưỡng từ nước dừa ảnh hưởng đến bé. Bởi vì, khi bé bú, cơ thể bé sẽ khó hấp thụ và tiếp thu.

Khi bé được 3-6 tháng tuổi, cơ thể đã có sự phát triển hoàn thiện hơn. Khi đó bé sẽ hấp thu những dưỡng chất cần thiết trong nước dừa tốt hơn. Lúc này bé cũng ít bị dị ứng với những chất dinh dưỡng khác lạ có trong sữa mẹ. Vì thế đây là thời điểm mà bà đẻ có thể tự tin uống nước dừa. Tuy nhiên, mẹ nên uống nước dừa đúng cách để tránh bị lạnh bụng, táo bón…

Khi bé được 3-6 tháng tuổi, mẹ bỉm có thể bắt đầu uống nước dừa

Bà đẻ uống nước dừa sao cho đúng?

Các mẹ sữa nên uống nước dừa vào ban ngày, không nên uống nước dừa vào ban đêm. Bởi nước dừa vốn rất lợi tiểu. Khi uống vào ban đêm rất dễ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ sữa.

Mẹ chỉ nên uống từ 3 đến 4 trái dừa trong một tuần. Mỗi lần uống chỉ nên 1 ly và chỉ uống khi khát. Đặc biệt, các mẹ nên chú ý chọn những trái dừa tươi, quả dừa không bị nứt hay thối. Tuyệt đối không sử dụng nước của quả dừa khô. Bởi vì nước của những quả này có thể không ảnh hưởng được mẹ nhưng ảnh hưởng đến bé. Sau khi bú, bé sẽ bị đau bụng, tiêu chảy và quấy khóc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ nên chọn những quả dừa tươi để uống

Bà đẻ uống nước dừa có lợi ích gì?

Trong một ly nước dừa 200ml có các chất dinh dưỡng như calo, đường tiêu hóa, kali, natri…Uống nước dừa khi cho con bú sẽ bổ sung lượng vitamin hàng ngày của bạn, nhất là vitamin B. Nước dừa cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, enzyme và cytokinin. Đây là những hormone thực vật có tác dụng tốt cho cơ thể.

Nước dừa giúp thúc đẩy bài tiết sữa. Đồng thời nó còn làm tăng nồng độ axit capric và axit lauric trong sữa mẹ. Nhờ đó chúng sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch của bé. Chưa hết, nước dừa còn giúp thúc đẩy phát triển xương và não của bé.

Bên cạnh đó, nước dừa còn được xem là thức uống bù nước lý tưởng. Bởi vì phụ nữ đang cho con bú thường bị mất nước. Trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, nước dừa sẽ giúp chị em tỉnh táo hơn. Uống dừa sẽ giúp bổ sung năng lượng thất thoát trong ngày một cách hiệu quả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những mẹ cho con bú thường bị táo bón hoặc mắc chứng khó tiêu. Việc bổ sung nước dừa sẽ giúp chị em giải quyết chứng khó tiêu, táo bón hiệu quả.

Nước dừa còn được xem là thức uống bù nước lý tưởng

Cuối cùng, nước dừa có đặc tính chống nấm và chống vi khuẩn. Vì thế khi mẹ uống nước dừa và cho con bú sẽ bảo vệ bé trước các bệnh nhiễm trùng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thay lời kết

Nước dừa là một thức uống tự nhiên có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Nó có lợi cho tất cả mọi người, không chỉ các bà mẹ cho con bú. Nước dừa không chỉ ngon, mát, có tính giải nhiệt mà còn rất tốt cho sức khỏe, sắc đẹp của mẹ. Đây lại là loại quả rất dễ tìm thấy ở Việt Nam. Vì thế bà đẻ uống nước dừa là hoàn toàn phù hợp.

Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ lợi ích cũng như tác hại của nước dừa với con yêu. Không nên sử dụng nước dừa trong 3 tháng đầu tiên sau khi sinh bé. Sau đó, bạn cũng nên uống loại nước này một cách chừng mực và khoa học. Như thế bà đẻ mới tận dụng hết tác dụng của loại thức uống bổ dưỡng này.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Bài viết của

Hòa Đặng