Bà bầu uống sữa đậu nành như thế nào để giúp thai nhi khoẻ mạnh?

Theo các chuyên gia, bà bầu uống sữa đậu nành bất cứ lúc nào mình thích. Chỉ trừ một thời điểm duy nhất: Lúc đói! Nếu uống sữa đậu nành lúc đói, các chất dinh dưỡng trong sữa hầu hết sẽ chuyển thành nhiệt, được cơ thể hấp thu và mất tác dụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu uống sữa đậu nành giúp cung cấp một lượng protein đáng kể cho cơ thể. Không những vậy, hàm lượng protein trong sữa đậu nành tốt hơn. Bởi lẽ sữa không có nhiều cholesterol cùng chất béo như các nguồn protein từ động vật.

  • Bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không?
  • Những tác dụng khi bà bầu uống sữa đậu nành
  • Chưa có bằng chứng chứng minh tác hại đến mẹ bầu và thai nhi
  • Sử dụng sữa đậu nành đúng cách như thế nào?

Bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Mẹ bầu có nên uống sữa đậu nành? Đầu tiên, phải khẳng định ngay, nếu như sữa đậu nành chỉ xếp thứ hai trong các loại sữa tốt cho bà bầu thì không có sữa nào dám đứng đầu tiên.

Bởi vì sao? Nó có quá nhiều tác dụng tốt đối với mẹ và cả thai nhi. Nếu như mẹ vẫn lăn tăn “Có thai uống sữa đậu nành được không?” thì hãy tham khảo những công dụng sau đây của loại sữa hạt quen thuộc này:

  • Sữa đậu nành cung cấp cho bà bầu một lượng protein đáng kể. Không những vậy, hàm lượng protein trong sữa đậu nành tốt hơn. Bởi lẽ sữa không có nhiều cholesterol cùng chất béo như các nguồn protein từ động vật.
  • Mặc dù có nguồn gốc từ thực vật, nhưng những giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành như hàm lượng protein, vitamin A, D, Riboflavin và B12 tương đương với sữa bò. Đối với những mẹ bị dị ứng lactose trong sữa bò, sữa đậu nành là một giải pháp thay thế tuyệt vời.
  • Hàm lượng canxi trong sữa đậu nành giúp hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ bầu, giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở thai nhi.

Những tác dụng khi bà bầu uống sữa đậu nành (Nguồn ảnh: istockphoto)

Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Quân – Bác sĩ Ngoại Tiêu Hóa – Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết: Táo bón là nỗi ám ảnh của tất cả mẹ bầu. Bởi tình trạng này là một trong những tác nhân gây ra sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai.

Bên cạnh đó, táo bón kéo dài gây ra vô vàng những đau đớn, hệ lụy cho mẹ bầu như đại tiện ra máu, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,… Vì thế chất xơ trong sữa đậu nành giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm bớt nguy cơ bà bầu bị táo bón.

Mẹ đã biết chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chưa có bằng chứng chứng minh tác hại đến mẹ bầu và thai nhi

Cho tới tận thời điểm này, sữa đậu nành luôn nằm trong danh sách những loại thức uống được khuyến khích cho bà bầu. Có ý kiến còn cho rằng, uống sữa đậu nành ảnh hưởng đến giới tính thai nhi… Công bố năm 2002 của tạp chí Dinh Dưỡng Mỹ, nghiên cứu trên những trẻ sơ sinh uống sữa đậu nành cho thấy, hoàn toàn không có một biểu hiện nào có hại đến sức khỏe của các bé.

Năm 2003, các nhà khoa học người Anh cũng tiến hành nghiên cứu những tác động của isoflavones, một trong những nhóm Phytoestrogen tìm thấy trong đậu nành, tác nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển giới tính thai nhi.

Mặc dù vậy, vẫn không có một bằng chứng nào chứng minh tác hại của isoflavones đến sức khỏe của bé. Không chỉ không gây hại, isoflavones trong sữa đậu nành còn được chứng minh có khả năng ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sử dụng sữa đậu nành đúng cách như thế nào

Cái gì lạm dụng quá cũng không tốt! Ăn no quá thì khó ngủ! Uống nhiều nước quá thì khó tiêu. Sữa đậu nành cũng vậy!

Theo các chuyên gia, để đảm bảo sức khỏe, phụ nữ mang thai uống sữa đậu nành không nên uống quá 500 ml/ngày. Không nên uống một lượng lớn cùng lúc, không uống quá nhiều. Tốt nhất, mỗi ngày chỉ nên uống 2 lần, mỗi lần khoảng 250 ml sữa đậu nành. Uống sữa đậu nành quá nhiều có thể gây khó tiêu, đầy hơi, cũng như ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất khác.

Sử dụng sữa đậu nành đúng cách như thế nào? (Nguồn ảnh: istockphoto)

Mẹ đã biết chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời điểm bà bầu uống sữa đậu nành tốt nhất?

Theo các chuyên gia, mẹ bầu uống sữa đậu nành bất cứ lúc nào mình thích. Chỉ trừ một thời điểm duy nhất: Lúc đói! Nếu uống sữa đậu nành lúc đói, các chất dinh dưỡng trong sữa hầu hết sẽ chuyển thành nhiệt, được cơ thể hấp thu và mất tác dụng.

Để giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất, khi bà bầu uống sữa đậu nành nên ăn kèm bánh mì, bánh ngọt hoặc những thực phẩm giàu tinh bột.

Mới có thai uống sữa đậu nành được không? Sữa đậu nành có nhiều tác dụng tốt đối với thai kỳ, nhưng bà bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không? Mẹ hoàn toàn có thể sử dụng sữa đậu nành để bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn mới mang thai này.

Một số lưu ý khác

Đậu nành chưa chín kỹ sẽ sinh ra một số chất độc hại cho cơ thể (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đun sôi kỹ trước khi uống. Đậu nành chưa chín kỹ sẽ sinh ra một số chất độc hại cho cơ thể, có thể gây đau bụng, buồn nôn…
  • Không nên ăn chung với trứng. Protein trong lòng trắng trứng kết hợp với chất trypsin trong sữa đậu nành sẽ tạo thành chất kết tủa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
  • Không nên uống cùng với các loại đường nâu. Protein trong đậu nành khi kết hợp với axit hữu cơ có trong đường nâu sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa. Đồng thời, cũng làm ảnh hưởng khả năng tiêu hóa của bạn.
  • Nên ăn kèm các thực phẩm tinh bột sẽ giúp chuyển hoác các chất dinh dưỡng trong sữa tốt hơn.
  • Không cất giữ sữa đậu nành trong bình hoặc trong tủ lạnh lâu vì sữa dễ bị biến chất, hư hỏng gây rối loạn tiêu hóa, khiến mẹ bầu bị tiêu chảy hoặc mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Qua đây, theAsianparent đã giải đáp thắc mắc cho bạn về có bầu uống sữa đậu nành được không rồi. Chúc bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh!

Nguồn tham khảo: Táo bón ở bà bầu và cách điều trị hiệu quả – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

DAVE