Hướng dẫn mẹ bầu cách uống nước mía giúp con tăng cân, sạch ối dễ đi đẻ

Dù nước mía có nhiều dưỡng chất nhưng mẹ bầu cũng không nên uống quá nhiều. Mẹ bầu chỉ nên uống nước mía tối đa khoảng 3 lần/tuần, mỗi ngày không quá 1 ly là đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể thai phụ và thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu uống nước mía có tốt không? Trong mía có chứa tất cả hơn 30 loại axit hữu cơ, protein, chất béo, carbohydrate và các khoáng chất tự nhiên nên đây là nguồn năng lượng tuyệt vời, giúp mẹ bầu lúc nào cũng tươi trẻ, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Tuy nhiên bà bầu chỉ nên uống tối đa khoảng 3 lần/tuần để phòng tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Đọc bài viết để biết:

  • Bà bầu uống nước mía mang lại những lợi ích gì?
  • Hướng dẫn bà bầu cách uống nước mía giúp con tăng cân, sạch ối dễ đi đẻ

Bà bầu uống nước mía mang lại những lợi ích gì?

Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền rất nhiều kinh nghiệm mà đến nay vẫn có không ít gia đình còn tiếp tục áp dụng. Một trong số đó phải kể đến lời tương truyền bà bầu uống nước mía khi mang thai sẽ giúp mẹ sinh con sạch sẽ, trắng hồng.

Trong mía có chứa tất cả hơn 30 loại axit hữu cơ, protein, chất béo, carbohydrate và các khoáng chất tự nhiên vô cùng tốt cho cơ thể con người. Đặc biệt hơn 70% lượng đường tự nhiên trong nước mía là nguồn năng lượng tuyệt vời. Giúp mẹ bầu lúc nào cũng tươi trẻ, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó, nếu uống nước mía đúng cách, các mẹ có thể nhận được những lợi ích vàng trong giai đoạn mang thai như:

Mẹ bầu có thể uống nước mía nhưng đừng uống quá nhiều!

1. Hạn chế tình trạng ốm nghén

Khi mang bầu, ốm nghén là triệu chứng khiến mẹ luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Nước mía cùng những dưỡng chất phong phú có khả năng giúp bà bầu hạn chế được tình trạng nôn ói, cơ thể luôn khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái hơn qua từng ngày.

2. Ngừa táo bón

Lượng kali trong mía sẽ giúp các mẹ bầu cải thiện được hệ tiêu hóa. Ngăn ngừa tình trạng táo bón, viêm nhiễm, đau dạ dày hiệu quả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Cải thiện sức đề kháng

Các hợp chất chống oxy hóa có trong mía sẽ làm nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng. Bảo vệ mẹ khỏi những căn bệnh thông thường như cảm cúm, sổ mũi. Bên cạnh đó, chúng còn ngăn ngừa ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt rất tốt.

4. Cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi

Số lượng lớn dưỡng chất canxi, sắt, kali, vitamin A, B , C… vô cùng cần thiết cho việc cải thiện sức khỏe và phát triển toàn diện của mọi thai nhi.

Bạn có thể xem:

Hướng dẫn bà bầu cách uống nước mía giúp con tăng cân, sạch ối dễ đẻ

Theo nghiên cứu, trong 240ml nước mía sẽ có khoảng 183 calo, 0-13g chất xơ và đến 50g đường. Lượng đường này tương đương khoảng 12 muỗng cà phê đường. Trong khi theo khuyến cáo thì một người trưởng thành chỉ nên nạp từ 6-9 muỗng mỗi ngày. Qua đó, có thể thấy hàm lượng đường có trong mía là rất cao.

Dù nước mía có nhiều dưỡng chất nhưng mẹ bầu cũng không nên uống quá nhiều. Mẹ bầu chỉ nên uống nước mía tối đa khoảng 3 lần/tuần, mỗi ngày không quá 1 ly là đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể thai phụ và thai nhi. Đặc biệt là những mẹ bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ thì không nên uống nước mía nhằm hạn chế bệnh tiến triển nặng.

Nước mía là thức uống giải khát hấp dẫn (Nguồn ảnh: phunusuckhoe)

Không sử dụng một số loại thuốc khi uống nước mía

Chất policosanol trong nước mía có tác dụng làm giảm cholesterol xấu cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Nếu bạn đang sử dụng một vài loại thuốc thực phẩm chức năng, chống đông máu thì không nên uống với nước mía. Đặc biệt một số loại thuốc sẽ cản trở tác dụng của policosanol. Khiến cho công dụng của thuốc trở nên vô nghĩa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể xem:

Không tùy tiện uống nước mía ở các quán vỉa hè

Thời tiết nóng bức mùa hè thường khiến mẹ bầu muốn tạt ngay vào vỉa hè để thưởng thức cốc nước mía mát lạnh. Tuy nhiên, một số quán nước mía vỉa hè thường khá bụi bặm. Chế biến chật chội, dụng cụ chứa thiếu nước, nguồn nước sạch ít. Nên nguy cơ nhiễm khuẩn để chế biến rất cao.

Thêm nữa, nước mía có đặc tính chứa nhiều đường nên dễ thu hút ruồi nhặng xung quanh. Khi những con vật này động vào các ca, cốc sẽ gây ra nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Thậm chí, mía để trên vỉa hè không được rửa sạch đã cho vào ép nước, máy móc không được cọ rửa vệ sinh thường xuyên.

Khi gặp thời tiết oi bức dễ tạo môi trường cho thực phẩm sinh sôi, rất nguy hiểm. Một số cửa hàng còn ngâm mía với đường hóa học để tăng độ ngọt nhưng gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu nên chú ý khi uống nước mía

Không bảo quản nước mía trong tủ lạnh lâu

Nước mía uống tốt nhất khi vừa xay xong. Bởi đây là loại nước có lượng đường cao. Khi bảo quản trong điều kiện không thích hợp dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc.

Không những vậy, nước mía có tính lạnh, lượng đường cao nếu bảo quản lâu trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa. Đối với những người tỳ vị hư yếu, hay bị đầy bụng, đi ngoài phân lỏng thì không nên uống nước mía, đặc biệt là uống nước mía quá lạnh.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Bài viết của

ngocanh