Bà bầu ngủ nhiều có tốt không? Những thói quen ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ nên bỏ ngay để không ảnh hưởng tới thai nhi

Đối với phụ nữ mang thai, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ của mẹ và bé. Vậy bà bầu ngủ nhiều có tốt không? Hãy theo dõi nhé!

Bầu ngủ nhiều có tốt không? Giấc ngủ đủ giúp cơ thể mẹ bầu phục hồi sau những ảnh hưởng đến từ việc thai nhi càng ngày càng phát triển đồng nghĩa với áp lực mà mẹ bầu chịu đựng càng ngày càng gia tăng. Chưa kể, một giấc ngủ đủ còn giúp cải thiện hệ miễn dịch của mẹ bầu.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

  • Giấc ngủ rất quan trọng đối với mẹ bầu
  • Bà bầu ngủ nhiều có tốt không?
  • Các tư thế ngủ tốt cho bà bầu và thai nhi
  • Những thói quen mẹ bầu cần bỏ ngay sau khi ngủ dậy

Giấc ngủ rất quan trọng đối với mẹ bầu

Các mẹ có biết, nguy cơ sinh mổ ở các mẹ bầu ngủ dưới 6 tiếng mỗi đêm cao hơn 4,5 lần cũng như thời gian chuyển dạ cũng sẽ kéo dài hơn so với các mẹ bầu ngủ từ 7 tiếng mỗi đêm. Chính vì thế mà việc ngủ đủ giấc mỗi đêm chính là chìa khóa giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Khi mang thai, cơ thể bà bầu sẽ tiết ra hormone progesterone có tác dụng điều hòa chu kỳ sinh sản trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ nhiều hơn bình thường. Thêm vào đó, khi mang thai cơ thể người phụ nữ phải chịu áp lực hơn, khi mà quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra nhanh hơn. Tim cũng phải hoạt động nhiều hơn bình thường và thận cũng phải vẫn động hết sức để thích ứng với sự gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Các cơ, xương khớp phải chịu đựng trọng lượng khi thai nhi ngày một lớn.

Chính vì vậy mà không có gì quá ngạc nhiên khi bà bầu ngủ nhiều hơn trong giai đoạn thai kỳ. Khi ngủ cơ thể mẹ sẽ phụ hồi năng lượng một cách nhanh chóng và giúp tăng cương hệ miễn dịch nếu mẹ ngủ sâu và ngủ ngon.

Bạn có thể xem:

Bà bầu ngủ nhiều có tốt không?

Tuy ngủ giúp mẹ bầu phục hồi năng lượng nhưng nếu ngủ quá 10 tiếng mỗi ngày sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé.

Thứ nhất, bà bầu ngủ nhiều có thể đối mặt với nguy cơ thuyên tắc phổi trong quá trình ngủ. Vì việc nằm nhiều thúc đẩy sự phát triển các huyết khối ở tĩnh mạch chân. Các huyết khối này khi di chuyển lên phổi sẽ gây ra tắc nghẽn.

Thứ hai, một số các nghiên cứu cũng cho thấy bà bầu ngủ nhiều có xu hướng ít vận động hơn hẳn và gây ra tình trạng cứng cơ, dễ gãy xương.

Thứ ba, ngủ nhiều, ít vận động làm tăng mức đường huyết và gây ra chứng tiểu đường thai kỳ. Triệu chứng này có thể dẫn đến chứng tiền sản giật nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Như vậy, mẹ bầu nên cân bằng thời gian ngủ hợp lý kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Hầu hết bà bầu nào cũng thèm ngủ nhiều hơn (Ảnh: istockphoto)

Bà bầu ngủ nhiều trong thai kỳ có phải là dấu hiệu nguy hiểm? Ngủ nhiều có gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai không? Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:

Bà bầu ngủ nhiều trong giai đoạn mang thai hay còn gọi là nghén ngủ là tình trạng thường gặp trong tháng đầu thai kì. Tương tự như triệu chứng ốm nghén hay thèm ăn, nghén ngủ là triệu chứng bình thường trong thai kì, không gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi.

Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do sự thay đổi nội tiết tố ở người phụ nữ khi mang thai. Cần lưu ý ngủ đủ giấc là một thói quen rất tốt cho phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên, nếu ngủ quá nhiều sẽ gây ra một vài mối đe dọa sức khỏe đến mẹ bầu và bé:

  • Tăng nguy cơ bệnh lý cơ xương khớp như tê cứng, loãng xương, gãy xương…
  • Dễ gây cảm giác mệt mỏi, uể oái, dẫn đến cáu gắt, khó chịu
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kì
  • Tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch do ít vận động, di chuyển

Bạn có thể xem:

Các tư thế ngủ tốt cho bà bầu và thai nhi 

Ngoài việc cân nhắc bà bầu ngủ nhiều có tốt không thì mẹ cũng nên tìm hiểu trước những tư thế ngủ thích hợp cho mẹ bầu, không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Trong thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ, trọng lượng thai nhi còn nhỏ nên mẹ bầu có thể ngủ ở bất kể tư thế nào (trừ nằm xấp) miễn sao là cảm thấy thoải mái và ngủ ngon giấc. Riêng ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, các bà bầu nên nằm nghiêng người để có được cảm giác dễ chịu và an toàn nhất. Theo đó, việc nằm nghiêng có thể thực hiện ở cả hai bên, tuy nhiên các bà bầu nên nằm nghiêng sang trái và kê thêm gối dưới bụng.

Nằm như vậy, sẽ làm cho hệ tuần hoàn của thai nhi tốt hơn và đỡ khó thở cho bà bầu. Bởi giai đoạn này, bụng bà bầu thường phát triển rất nhanh, nếu nằm ngửa sẽ bị dồn lên ngực, vì thế việc nằm nghiêng các mẹ bầu sẽ thoải mái hơn.

Có thể sử dụng gối ngủ cho bà bầu để ngủ ngon hơn (Ảnh: istockphoto)

Những thói quen mẹ bầu cần bỏ ngay sau khi ngủ dậy

Ngoài thắc mắc bà bầu ngủ nhiều có tốt không  ở trên thì mẹ cũng nên tìm hiểu những thói quen sau khi ngủ dậy gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe để loại bỏ sớm nhất nhé. Dưới đây là 7 thói quen xấu mẹ bầu cần phải biết nếu ngủ dạy muộn.

Mẹ bầu đi chân trần

Chân được quan niệm là trái tim thứ 2 của cơ thể. Lòng bàn chân tập trung rất nhiều huyệt vị quan trọng. Sức khỏe mẹ bầu không được tốt rất dễ nhiễm bệnh. Vì vậy, mẹ cần thường xuyên giữ ấm đôi bàn chân.Buổi sáng sàn nhà thường rất lạnh, nếu mẹ để chân trần bước xuống giường đi lại sẽ khiến chân lạnh, máu lưu thông kém, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu nhớ mang tất và dép để đi trong nhà để tránh lạnh chân. Cũng đừng quên khoác thêm áo khi ra khỏi giường nếu trời đang lạnh.

Mẹ bầu nằm ngủ quá lâu trên giường

Bà bầu ngủ nhiều có tốt không? Nhiều bà bầu có thói quen mỗi sáng thức dậy thường không ra khỏi giường mà nằm dài, thậm chí lại còn nghịch điện thoại. Việc bà bầu nằm quá lâu trên giường có thể khiến máu huyết lưu thông yếu, lượng oxy và dinh dưỡng truyền đến thai nhi giảm, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến trẻ sinh ra chậm phát triển.

Nằm quá nhiều trên giường sẽ không cho mẹ và thai nhi (Ảnh: istockphoto)

Tắm gội khi vừa thức giấc

Tắm gội ngay khi vừa thức dậy có thể khiến cơ thể mẹ bầu nhiễm lạnh. Chưa kể, ngay khi vừa thức dậy, cơ thể đang đói, nếu tắm gội mẹ rất dễ bị tụt huyết áp khi mang thai, chóng mặt, ngất xỉu thậm chí là đột quỵ.Nếu tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng cũng sẽ làm mạch máu co lại hoặc giãn ra, làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, máu không kịp đến thai nhi. Thời gian thích hợp để tắm gội là buổi trưa, thời tiết sẽ ấm áp hơn.

Mẹ bầu uống ít nước

Bổ sung nước sau khi thức dậy sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Một ly nước sau khi thức dậy giúp làm loãng máu, lọc máu, giúp lưu thông máu tốt hơn, đưa dinh dưỡng và oxy đến nuôi thai nhi tốt hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên uống nước lạnh mà hãy uống nước ấm. Mẹ bầu cũng có thể uống nước chanh ấm hoặc chanh mật ong để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất.

Mẹ bầu nhịn ăn sáng

Nhịn ăn sáng hoặc ăn sáng quá no, quá sớm hoặc quá trễ, ăn thức ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ… đều là những thói quen có hại mà mẹ bầu cần bỏ gấp. Vì chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi thức giấc là thời điểm ăn sáng tốt nhất. Mẹ nên ăn cân bằng 4 nhóm chất, ăn từ từ chậm rãi để dinh dưỡng hấp thụ hết vào cơ thể, thai nhi dễ lớn khỏe mỗi ngày.

Trên đây là chia sẻ về bà bầu ngủ nhiều có tốt không hay bà bầu ngủ dậy muộn có tốt không? Theo bác sĩ Nam, để phòng ngừa nghén ngủ, mẹ bầu cần xây dựng chế độ ngủ hợp lý, tập thể dục vừa sức để tăng cường sức khỏe. Đồng thời, mẹ bầu cũng cần có chế độ ăn uống phù hợp, có thể sử dụng trà gừng, nước chanh, trái cây nhằm cải thiện tình trạng nghén ngủ.

Chúc các mẹ có sức khỏe tốt và sinh ra những thiên thần đáng yêu.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mẹ Chuu