Bà bầu bị viêm bàng quang nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng như tiền sản giật, sinh non,… Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do sự thay đổi đột ngột nội tiết tối của cơ thể mẹ trong thai kỳ. Để giúp mẹ bầu có thêm kiến thức về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết bên dưới nhé!
Bà bầu bị viêm bàng quang do đâu?
Bệnh viêm bàng quang có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên phụ nữ mãn kinh và bà bầu là những đối tượng dễ gặp nhất, do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Theo các chuyên gia, bà bầu bị viêm bàng quang có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
1. Do tử cung chèn ép
Khi mang thai, tử cung của phụ nữ sẽ gây áp lực và chèn ép lên bàng quang. Điều này sẽ khiến nước tiểu không thể thoát ra bên ngoài hoàn toàn và chảy ngược vào niệu quản. Sau một thời gian, lượng nước tiểu bị giữ lại sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi và gây viêm bàng quang.
2. Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố nữ là một trong những nguyên nhân gây viêm bàng quang ở bà bầu rất phổ biến. Hiện tượng này gây ra sự thiếu hụt estrogen và khiến niêm mạc trong niệu đạo bất ổn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn sinh sôi nhanh chóng và gây tổn thương bàng quang của sản phụ.
3. Do cấu tạo của cơ quan sinh sản nữ giới
So với nam giới, niệu đạo của phụ nữ khá ngắn (chỉ 4cm) và khá gần với hậu môn. Do đó khi mang thai các hại khuẩn rất dễ đi vào niệu đạo và di chuyển lên bàng quang. Vì vậy các mẹ nên vệ sinh vùng kín thật sạch và mặc quần áo thoải mái để tránh tình trạng này.
Một số biểu hiệu viêm bàng quang ở bà bầu
Phụ nữ mang thai bị viêm bàng quang sẽ có các biểu hiện sau đây:
- Buồn tiểu, tiểu són nhiều lần nhưng mỗi lần đi chỉ vài giọt
- Nước tiểu có mùi khai nồng, màu đục, đôi khi kèm mủ và máu trong nước tiểu.
- Thường xuyên đau buốt vùng thắt lưng hoặc bụng dưới
- Cảm thấy đau rát khi đi tiểu và cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi
Bạn cần lưu ý những biểu hiện trên và đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám ngay. Nếu chữa trị chậm trễ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm gây tổn thương thai nhi.
Mẹ bầu có nên dùng thuốc điều trị viêm bàng quang?
Đối với phụ nữ mang thai, mỗi tác động lên cơ thể mẹ đều ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu chưa được sự tư vấn từ bác sĩ.
Tốt nhất khi nhận thấy các biểu hiện viêm bàng quang hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Dựa vào kết quả của các xét nghiệm, bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
Đối với các mẹ mắc bệnh ở mức nhẹ, bác sĩ có thể kê toa thuốc paracetamol để làm giảm cơn đau do viêm bàng quang gây ra. Bạn có thể yên tâm vì loại thuốc này được đánh giá an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng để giảm thiểu tác dụng phụ không muốn.
Ngoài ra, kháng sinh cũng có thể điều trị dứt điểm bệnh trong vòng 7 ngày nếu phát hiện sớm. Lúc này các bác sĩ sẽ chọn loại kháng sinh phù hợp với sản phụ. Bạn chỉ cần dùng đúng liều lượng và thời gian cho phép để đạt hiệu quả điều trị và giảm thiểu rủi ro.
Cách phòng ngừa viêm bàng quang khi mang thai
Việc mẹ bầu dùng thuốc khi mang thai luôn đi kèm với những nguy cơ. Vì thể để giảm thiểu tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên thực hiện những biện pháp ngăn ngừa bệnh lý này. Dưới đây sẽ là một số cách phòng ngừa viêm bàng quang mẹ bầu nên lưu ý và thực hiện ngay:
- Không nên nhịn tiểu, đi vệ sinh ngay khi cảm thấy mắc tiểu. Nếu để nước tiểu bị ứ đọng trong cơ thể lâu dài sẽ gây ra hiện tượng viêm bàng quang.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, chú ý sử dụng sản phẩm vệ sinh phụ nữ lành tính, dịu nhẹ
- Thường xuyên mặc quần áo rộng rãi, thay quần lót sạch mỗi ngày để tránh vi khuẩn xâm nhập
- Phụ nữ mang thai nên uống từ 2,5 – 3,5 lít/ ngày. Điều này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh do thiếu nước.
Bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp trên để ngăn ngừa viêm bàng quang có thể xảy ra. Cũng như nếu phát hiện ra các triệu chứng bất thường thì hãy đến bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời. Chúc bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh và hạnh phúc!
Xem thêm:
- Viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
-
Viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu: Triệu chứng và cách điều trị