Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm này

Mẹ bầu có thể bị nổi mề đay mẩn ngứa ở chân do sự thay đổi hormone hoặc do sự thay đổi thân nhiệt khi mang thai. Một số người còn có thể cảm thấy bị châm chích hoặc nóng rát ở vùng da bị ảnh hưởng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân là một tình trạng da liễu thường gặp hay còn gọi là viêm da thai kỳ. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và có cách nào giúp bà bầu hết nổi mẩn đỏ hay không?

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Lý giải nguyên nhân bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Khi mang thai, một số mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân khiến cơ thể khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống và sức khỏe thai kỳ. Tình trạng này thường xảy ra vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, có thể là hệ quả của sự thay đổi hormone đột ngột. Không những vậy, một số nguyên nhân khác gây nên nổi mẩn đỏ ở mẹ bầu như bệnh lí viêm nang lông, viêm da bọng nước, chế độ ăn uống, da nhạy cảm và dễ kích ứng, sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho các tình trạng sức khỏe bất thường bùng phát – trong đó có chứng nổi mẩn ngứa ở chân.

Một số tác nhân khác làm mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân còn bao gồm tiền sử da khô, dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết hay căng thẳng tinh thần… Ngoài ra, các nốt mẩn đỏ xuất hiện cũng thể hiện phản ứng miễn dịch của cơ thể mẹ qua tế bào trung gian khi chân là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân dị ứng như xà phòng, nước lau nhà, dung dịch tẩy rửa, sữa tắm… Các chuỗi phản ứng này sẽ giải phóng ra histamine ở trong da khiến phần da ở vùng bàn chân, kẽ ngón chân, gót chân, cổ chân trở nên ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ.

 

Ngoài ra mẹ bầu sẽ cảm thấy rất khó chịu với những nốt mẩn đỏ ở chân nếu đó là dấu hiệu của một số căn bệnh phiền toái trong thai kỳ như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Viêm nang lông

Sự thay đổi của hormone cũng khiến cho hàm lượng estrogen tăng cao dẫn đến tuyến nhờn dưới da hoạt động mạnh hơn và mồ hôi thải ra càng nhiều. Nếu da không kịp đào thải sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành chứng viêm nang lông, làm xuất hiện những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy ở các bộ phận trên cơ thể như vai, nửa lưng trên, cánh tay, ngực, bụng….

Đây là những khu vực có nhiều nếp gấp dưới da nên dễ ứ đọng mồ hôi và gây viêm tắc lỗ chân lông. Nếu để ý sẽ thấy vùng da bị nổi mụn ở chân còn có chứa nhân trắng bên trong, thậm chí mẩn đỏ to dần và mưng mủ do mẹ bầu ngứa gãi làm tổn thương da.

Viêm nang lông có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm nhưng gây cho mẹ nhiều khó chịu, ngứa ngáy và bất tiện, có thể để lại sẹo trên da.

Viêm da bọng nước

Bệnh viêm da bọng nước cũng có thể khiến bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân. Bệnh xuất hiện vào khoảng tuần thứ 20 – 21 của thai kỳ. Mới đầu chị em thấy ngứa nhiều ở quanh rốn, đùi, sau đó lan nhanh sang bụng, lưng, bàn tay, chân. Bệnh này làm mẹ bầu khó chịu, ngứa ngáy có khi mất ăn mất ngủ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mề đay mẩn đỏ, ngứa ở chân

Mẹ bầu có thể bị nổi mề đay mẩn ngứa ở chân do sự thay đổi hormone hoặc do sự thay đổi thân nhiệt khi mang thai. Một số người còn có thể cảm thấy bị châm chích hoặc nóng rát ở vùng da bị ảnh hưởng. Tình trạng này thường xuất hiện đột ngột nhưng hoàn toàn tự cải thiện được sau vài ngày mà không cần điều trị cũng như không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Cảnh báo tình trạng nguy hiểm khi bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân

Nếu triệu chứng không chỉ đơn giản là mẩn đỏ ngứa ngáy ở chân mà kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm thì mẹ bầu hoàn toàn không được chủ quan vì có thể liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm.

Ứ mật trong thai kỳ

Trong nhiều trường hợp, các chuyên gia đặt ra nghi vấn về sự thay đổi hormone làm dịch mật bị tích tụ gọi là chứng ứ mật trong gan. Chứng bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng như nguy cơ như sinh non, thai ngạt trong tử cung gây tử vong, thiếu máu sau sinh. Vì vậy, nếu mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như nước tiểu có màu sẫm, phân vàng nhạt, vàng da và mắt, ngứa ngáy dữ dội thì hãy sớm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Mụn rộp sinh dục

Ngoài ra, bị nổi mẩn đỏ ở chân còn liên quan đến một số bệnh xã hội, đặc biệt là mụn rộp sinh dục. Những vết mụn này không chỉ xuất hiện ở vùng bàn chân, bụng chân mà còn có thể lan đến các vị trí khác như bộ phận sinh dục, hậu môn… kèm theo vài triệu chứng điển hình như phát ban, sốt, ngứa vùng kín kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo. Khi vết loét bị vỡ nước có thể lây cho con lúc sinh bằng đường âm đạo, gây tổn thương não, mờ mắt hoặc thậm chí có thể khiến trẻ tử vong. Hơn nữa, bệnh mụn rộp nguyên phát và mụn rộp ở cổ tử cung còn có thể gây ra tình trạng sảy thai hoặc đẻ non.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu làm gì khi bị nổi mẩn đỏ?

Nổi mẩn đỏ ở chân kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu làm mẹ cảm thấy phiền toái và lo lắng. Theo nhận định từ các chuyên gia da liễu, tình trạng này không hiếm gặp và có thể chấm dứt sớm nếu có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng hướng.

Vì đang trong thời kỳ mang thai nên khi thăm khám, các bác sĩ cũng thường đưa ra hướng điều trị không dùng thuốc đối với những nguyên nhân gây tổn thương lành tính. Dưới đây là một số lời khuyên giúp các chị em phòng ngừa hoặc cải thiện cảm giác khó chịu vì ngứa do mẩn đỏ gây ra.

Theo bác sĩ Nam, khi bị nổi mẩn đỏ, mẹ bầu không nên gãi vì có thể làm trầy xước và nhiễm trùng. Mẹ nên chườm lạnh tại vị trí tổn thương, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ cho da chân luôn mát mẻ, khô thoáng, thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt. Mẹ nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị hợp lí, không được tự ý đắp các loại thuốc hoặc sản phẩm không rõ nguồn gốc vì có thể khiến tình trạng tệ hơn.

Đề phòng bị nổi mẩn đỏ ở chân bằng cách vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Tắm rửa hàng ngày nhất là giữ cho vùng da chân luôn mát mẻ, khô thoáng, không nên đi chân đất hay đeo tất trong một thời gian dài. Hạn chế để chân tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân có thể gây dị ứng như dung dịch tẩy rửa, xà phòng, hóa chất, nước giặt.

Bà bầu không nên chà xát hay gãi làm trầy xước vết mẩn đỏ ở chân

Việc cào gãi hay chà xát lên chân nếu đang bị nổi mẩn ngứa chỉ giảm bớt triệu chứng tức thì nhưng lại càng khiến tổn thương da lan tỏa trên diện rộng, gây ra nhiễm trùng, bội nhiễm và dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Điều chỉnh chế độ ăn uống cho bà bầu

Uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để giúp các cơ quan nội tạng bài tiết chất độc qua đường tiểu kết hợp tăng cường bổ sung rau củ quả tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể nhất là vitamin A và D. Hạn chế dùng các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như đồ biển, gỏi sống…và những thức ăn cay nóng như tỏi, ớt

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách làm dịu cơn ngứa nhất thời do nổi mẩn đỏ

Chườm túi hoặc khăn lạnh lên vùng chân đang bị mẩn đỏ để làm dịu cơn ngứa. Biện pháp này khá hiệu quả đối với tình trạng mẩn ngứa do mề đay cấp tính, giúp làm co mao mạch, giảm sưng đỏ da và giảm ngứa. Vệ sinh chân bằng bột yến mạch hoặc baking soda có thể giúp làm dịu da ngay lập tức.

Mẹ bầu cũng có thể ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ cùng với nước muối pha loãng hay nước chè xanh, nước lá trầu… Phương pháp này giúp giảm ngứa và những vết mẩn đỏ rất hiệu quả. Ngoài ra, các sản phẩm dưỡng da, cấp ẩm không mùi, không chứa chất kích ứng, có thành phần chứa calamine cũng có thể cải thiện tình trạng này.

Một số phương pháp thiên nhiên giúp bà bầu giảm nổi mẩn đỏ ở chân

Nếu mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân cũng có thể hỏi ý kiến của bác sĩ và tham khảo một số phương pháp giảm mẩn đỏ và ngứa ngáy từ các nguyên liệu thiên nhiên.

Dùng nha đam và chanh tươi có thể làm dịu da và giảm ngứa cũng như có tác dụng làm sạch, sát khuẩn và bảo vệ da. Mật ong là nguyên liệu tự nhiên chứa các acid amin, vitamin B, E và thành phần chống oxy hóa giúp dưỡng ẩm và làm giảm tình trạng da bong tróc và ngứa ngáy, kích thích sản sinh collagen, làm tăng tốc độ phục hồi tổn thương và ngăn ngừa thâm sẹo hình thành.

Giấm táo cũng là một nguyên liệu có thể dùng để khắc phục các vấn đề da liễu, an toàn cho phụ nữ mang thai. Hàm lượng acid citric dồi dào có trong giấm táo có tác dụng sát trùng, câng bằng độ PH cho da.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sử dụng tinh dầu hoa cúc để làm dịu da, chống ngứa và uống trà hoa cúc giúp hỗ trợ giảm căng thẳng thần kinh – 1 trong những tác nhân gây ra các bệnh lý da liễu. Các chất chống oxy hóa trong trà hoa cúc cũng điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn, giữ cho da luôn trong trạng thái thông thoáng, dễ chịu.

Lời kết

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân hoàn toàn là một trải nghiệm không hề dễ chịu trong hành trình mang thai. Tình trạng này nếu không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng ngứa ngáy, khó chịu sẽ khiến tinh thần chị em mệt mỏi, thể trạng suy nhược, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thai kỳ. Bên cạnh đó cần xác định được chính xác nguyên nhân cốt lõi để có hướng xử lý phù hợp và ngăn tổn thương da lan tỏa trên diện rộng.

Chúc mẹ bầu có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và hạnh phúc!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi