Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng nhưng không ngứa là bệnh gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa là vì sao? Có phải đây là dấu hiệu của một tình trạng không tốt trong thai kỳ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé. 

Vì sao bà bầu bị nổi mẫn đỏ ở bụng không ngứa?

Khi nghe đến nổi mẫn đỏ, ta thường liên tưởng đến ngay những cơn ngứa cực kỳ khó chịu. Nhưng trong thai kỳ, đôi khi bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa cũng có thể xảy ra. Hiện trạng này thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ. Và hầu hết sẽ tự biến mất khoảng 15 ngày sau sinh.

Tuy hiện tại chưa rõ nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này, nhưng những tác nhân dưới đây có thể làm tăng nguy cơ.

  • Những tháng cuối thai kỳ thai nhi phát triển khá nhanh khiến bụng của mẹ lớn. Tình trạng này làm kéo căng da hoặc tổn thương các mô liên kết ở bụng có thể gây viêm dưới da. Và hậu quả là sưng, phát ban, nổi mẩn đỏ.
  • Một số tế bào của thai nhi có thể di chuyển khắp cơ thể của người mẹ và kích thích hệ thống miễn dịch. Và chúng gây nổi mẫn ở khắp người, phổ biến là ở vùng bụng.
  • Da thai phụ bị khô và thiếu độ ẩm, dễ kích ứng và nổi mẩn đỏ.

Làm thế nào để giải quyết hiện tượng bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa

Thăm khám bác sĩ

Điều đầu tiên an toàn và nên làm khi bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa là nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem và nhận định rõ ràng tình trạng thai phụ đang mắc phải. Từ đó đưa ra hướng tư vấn để cải thiện những khó chịu mẹ bầu đang mắc phải.

Chườm lạnh

Một trong những cách bà bầu có thể làm ở nhà là chườm mát hay chườm lạnh ở vùng bụng. Hãy sử dụng một chiếc khăn mát hoặc một túi đá được bọc trong vải mỏng và chườm lên khu vực nổi mẩn đỏ trong 15 – 20 phút để cải thiện các triệu chứng.

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Khi vùng da trên cơ thể bị khô hoặc thiếu độ ẩm tự nhiên có thể dễ bị kích ứng, gây nổi mẩn đỏ ngứa hoặc không ngứa. Để cải thiện, thai phụ có thể thoa kem dưỡng da để tăng độ ẩm và giảm bớt tình trạng mẩn đỏ. Lưu ý: mẹ nên chọn sản phẩm thân thiện với phụ nữ có thai và cho con bú để tránh những tác hại không đáng có nhé.

Sử dụng các loại tinh dầu

Sử dụng và thoa các loại tinh dầu lên vùng da bụng bị mẩn đỏ có thể giúp khắc phục tình trạng này. Những loại tinh dầu hay được dùng có thể kể đến như: tinh dầu hoa cúc, đinh hương, bạc hà, dầu dừa,…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, vì cơ thể và cơ địa của mỗi người mỗi khác nên mẹ nên thử ở một phần da nhỏ để kiểm tra có bị kích ứng hay không trước khi bôi lên một vùng rộng. Ngoài ra, cũng cần thiết khi hỏi qua ý kiến của bác sĩ mẹ nhé.

Uống thuốc hay dùng thuốc bôi

Mẹ bầu thường không nên uống thuốc trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho bé. Trừ những trường hợp bất khả kháng và dưới dự chỉ định của bác sĩ thì mẹ mới dùng thuốc.

Tuỳ trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ bầu uống loại thuốc kháng Histamine có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa. Tuy đây là thuốc không cần kê đơn, nhưng một lần nữa, luôn an toàn khi tham khảo ý kiến bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, kem hoặc thuốc mỡ Steroid có thể ngăn ngừa sự lây lan của các mẩn đỏ. Khi các mẩn đỏ đã được kiểm soát, bác sĩ có thể thay đổi loại kem Steroid nhẹ hơn hoặc sử dụng các loại thuốc có tác dụng tương tự.

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp đều không có gì nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Những vết mẩn đỏ không ngứa này thường gây ảnh hưởng thiên về tâm lý hơn cho mẹ bầu. Vì thai phụ sẽ hoang mang, lo lắng và khó chịu.

Nhưng, nếu có xuất hiện các triệu chứng khác như vàng da, đau đớn, sốt hoặc ngứa dữ dội,… thì có thể là dấu hiệu của một tình trạng y tế cần được theo dõi và điều trị. Do đó, tốt nhất thai phụ luôn nên cho bác sĩ theo dõi thai sản của mình biết mọi thông tin về sức khoẻ. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong 9 tháng 10 ngày thai kỳ mẹ có thể trải qua không nhiều thì ít tình trạng lạ xuất hiện trên cơ thể. Do đó, hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để không hoảng sợ, và biết những nơi tin cậy ngoài bác sĩ để có thể tham khảo.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu