Bà bầu bị đau xương mu có nguy hiểm không và cách nào giúp mẹ giảm đau?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau xương mu là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy bà bầu bị đau xương mu có nguy hiểm không và cách nào giúp mẹ giảm đau?

Nguyên nhân bà bầu bị đau xương mu

Trong thai kỳ, các cơn đau vùng xương mu thường không gây nguy hiểm mà chỉ mang đến cảm giác khó chịu và mệt mỏi cho mẹ bầu. Tuy nhiên, vào tam cá nguyệt thứ ba, những cơ đau xương mu ở bà bầu xuất hiện nhiều và mức độ đau cũng cao hơn. Đặc biệt là sau tuần thai 37, nhiều mẹ bầu sẽ bị đau dữ dội ở vùng mu tới mức cảm thấy không thể di chuyển được.

Có nhiều lý do khiến bà bầu bị đau xương mu vùng kín khi mang thai, nhưng phổ biến nhất là 5 nguyên nhân sau đây:

Do cân nặng thai nhi

Nguyên nhân bà bầu bị đau xương mu

Cân nặng thai nhi tăng nhanh khiến cơ thể mẹ bầu, nhất là vùng giữa 2 chân phải tiếp nhận một trong lượng lớn. Điều này đã tác động lên vùng xương mu và khiến cho bà bầu bị đau xương mu vùng kín.

Thai nhi quay đầu

Vùng xương mu làm nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể, cho nên vào những tuần cuối thai kỳ, khi em bé bắt đầu xuống thấp hơn, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormone relaxin, progesterone làm các khớp vùng khung chậu từ từ giãn nở để sẵn sàng cho kỳ sinh nở. Đó là lý do khiến các mẹ bầu bị đau xương mu khi mang thai tháng cuối.

Mẹ bầu thiếu canxi

Các cơn đau dồn dập vùng xương mu xuất hiện cũng có thể do mẹ bầu bị thiếu canxi. Khi cơ thể thiếu canxi, các khớp xương sẽ trở nên yếu ớt hơn nên dễ bị nhức mỏi. Ở giai đoạn thai nhi quay đầu xuống các cơn đau nhói càng xuất hiện nhiều hơn và sẽ biến mất khi bé yêu quay đầu hoàn toàn. Một số ít trường hợp, mẹ bầu sẽ bị đau xương mu dữ dội cho đến khi bé chào đời.

Mẹ có tiền sử bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm

Nếu mẹ bầu có tiền sử với 2 căn bệnh này thì cũng dễ gặp phải tình trạng đau xương mu ở tháng cuối. Khi cột sống phải gánh cơ thể quá nặng, dẫn tới tình trạng các khớp xương bị thoái hóa nặng hơn hoặc làm cho nhân nhầy đĩa điệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu của cột sống.

Mẹ bầu vận động, đi lại nhiều

Đau xương mu khi mang thai

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những tuần cuối thai kỳ là thời điểm mẹ bầu cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế đi lại và vận động mạnh bởi việc di chuyển nhiều sẽ khiến vùng xương mu chịu áp lực nhiều hơn và gây đau. Ngoài ra, mẹ còn có thể cảm thấy đau háng, lưng, bẹn, hông và bên đùi.

Triệu chứng khi bà bầu bị đau xương mu

  • Cảm thấy đau nhức phần trước của xương chậu
  • Vùng xương hông, lưng và đáy xương chậu có cảm giác nóng ran và đau nhức
  • Cảm thấy đau nhức mỗi lần nhấc chân, leo cầu thang, vận động hoặc thậm chí chỉ là bước đi
  • Hiện tượng đau nhức gặp vào tối muộn, khi trở mình hoặc bước chân lên/ xuống giường
  • Khi cử động, vùng xương mu phát ra những tiếng kêu lách cách
  • Khi ngồi hoặc nằm quá lâu, lúc đứng lên, đi lại hoặc thay đổi tư thế

Đau xương mu khi mang thai có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp đau xương mu ở bà bầu đều không gây bất kì nguy hiểm hay ảnh hưởng nào tới mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và ngày một trầm trọng có thể khiến mẹ bầu khó chịu, gặp khó khăn trong việc di chuyển, vận động, trong sinh hoạt.

Các phương pháp giúp mẹ giảm đau xương mu khi mang thai

Nghỉ ngơi đúng cách

Phương pháp giảm đau xương mu khi mang thai

Khi mang thai, người phụ nữ không nên vận động quá sức hay luyện tập các môn thể thao nặng nề. Việc xây dựng một thời gian biểu hợp lý, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp người phụ nữ giảm triệu chứng đau xương mu. Ngoài ra, bà bầu cũng nên nghỉ ngơi ngay khi xuất hiện đau xương mu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thay đổi tư thế

Một số các tư thế giúp giảm áp lực lên khớp mu nên được áp dụng để giảm đau. Nằm nghiêng là tư thế được khuyến cáo hàng đầu trong thai kỳ, nhằm đảm bảo lưu lượng tuần hoàn đến nuôi thai nhi và tạo sự thoải mái cho người mẹ.

Khi ngồi, cần lưu ý ngồi thẳng lưng có kèm gối dựa lưng, tuyệt đối không ngồi xổm hoặc khom lưng. Phụ nữ mang thai cũng không nên ngồi lâu cố định một tư thế. Theo đó, nên hạn chế sinh hoạt trong tư thế đứng. Nếu phải đứng thì không nên đứng lâu, cần thả lỏng hai vai và dang rộng hai chân tương đương vai.

Mang đai đeo

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đai đeo dành riêng cho bà bầu giúp hạn chế áp lực tác dụng lên xương mu giúp giảm đau xương mu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tập thể dục

Phương pháp giảm đau xương mu khi mang bầu

Luyện tập những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ mang thai như tập yoga để hệ xương cơ thêm chắc khỏe.

Không mang giày cao gót

Sử dụng giày cao gót khi di chuyển khiến trọng lượng cơ thể tập trung nhiều vào phần dưới khiến cho triệu chứng đau xương mu tiến triển nặng nề hơn. Vì thế, phụ nữ mang thai không nên mang giày cao gót, vừa giảm thiểu nguy cơ té ngã vừa bảo vệ vùng xương mu của bản thân.

Ngoài ra, mẹ cầu cần chú ý, trước tháng cuối thai kỳ nếu cơn đau xương mu không chỉ dừng lại ở việc đau âm ỉ mà chuyển hẳn thành các cơn co thắt mạnh vùng tử cung kèm theo dịch nhờn âm đạo thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Chúc mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Anh Nguyen