Chóng mặt khi mang thai – Dấu hiệu không thể xem thường

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị chóng mặt là một tình trạng rất thường gặp trong thời kỳ thai nghén. Triệu chứng này có thể chỉ thoáng qua trong một vài giây nhưng cũng có thể xuất hiện liên tục vào nhiều thời điểm trong ngày. Ngoài cảm giác chóng mặt, đôi khi chị em còn thấy xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu đáng ngại khác.

Thời điểm bà bầu bị chóng mặt khi mang thai

Xây xẩm mặt mày, đầu óc quay cuồng, cảm giác mất thăng bằng có thể xuất hiện hoàn toàn không báo trước vào bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, thường gặp nhiều nhất là chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.

Những triệu chứng kể trên có thể đến ngay khi chị em vừa thức giấc, lúc cúi xuống hoặc vừa đứng dậy sau khi ngồi quá lâu. Đây có thể được xem là một trong những thay đổi rõ rệt ở cơ thể phụ nữ trong giai đoạn nhạy cảm này.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt trong thai kỳ

Thay đổi hormone và dao động huyết áp khi mang thai

Theo chuyên gia y tế, sự thay đổi hormone trong thai kỳ là thủ phạm chính dẫn đến tình trạng chóng mặt của bà bầu. Khi có thai, hệ tim mạch của mẹ có nhiều thay đổi đáng kể, nồng độ hormone trong cơ thể sẽ kích thích mạch máu co giãn để tăng lượng máu lưu thông đến nuôi dưỡng thai nhi, nhịp tim tăng lên, tốc độ bơm máu nhanh hơn.

Lúc này, lượng máu trong cơ thể gần như tăng gấp đôi để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu hệ tim mạch và thần kinh của mẹ chưa điều chỉnh kịp thời để phù hợp với những thay đổi trên thì lượng máu trở về tĩnh mạch chậm hơn lại khiến huyết áp giảm đi. Nguyên nhân này khiến bà bầu bị chóng mặt nhiều nhất trong 3 tháng đầu.

Ngoài ra, tình trạng nôn nghén trong tam cá nguyệt thứ nhất càng khiến cho tình trạng hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm, choáng váng xuất hiện nhiều hơn. Bước vào tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi càng lớn, áp lực trên các tĩnh mạch càng nhiều cũng khiến cho bà bầu bị chóng mặt 3 tháng cuối.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thiếu máu

Do nhu cầu máu tăng lên để nuôi dưỡng thai nhi, người mẹ có thể bị thiếu máu do số lượng và chất lượng hồng cầu suy giảm. Điều này càng dễ xảy ra hơn nếu thời kỳ đầu mang thai mẹ không bổ sung đầy đủ chất sắt và acid folic cho cơ thể. Thiếu máu khiến sản phụ cảm thấy chóng mặt, xây xẩm, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, khó thở, tim đập nhanh.

Nằm ngửa hoặc thay đổi tư thế đột ngột

Một số chị em có lúc vô tình quên mất mình đang có bầu nên khi làm việc đứng quá lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột như đang ngồi mà đứng lên quá nhanh, đang nằm mà ngồi dậy đột ngột sẽ khiến cơ thể không kịp điều chỉnh lượng máu đang dồn lại ở dưới và mẹ có thể bị hoa mắt chóng mặt.

Ngoài ra, việc mẹ bầu thường xuyên nằm ngửa khi ngủ nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ làm cho nhịp tim tăng lên, huyết áp giảm do sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên các động mạch chủ và các mạch ở khung xương chậu, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu ở chân. Kết quả là mẹ sẽ phải chịu đựng cảm giác chóng mặt, choáng váng, nôn nao.

Dấu hiệu không thể xem thường khi bà bầu bị chóng mặt

Bà bầu bị chóng mặt liên tục khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối hay bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ đều cần phải được tầm soát và đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu đi kèm với một vài dấu hiệu sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Hoa mắt, đau đầu kéo dài, choáng váng
  • Tim đập nhanh, tức ngực, khó thở, ngất xỉu đột ngột
  • Buồn nôn, đổ mồ hôi, chán ăn, bỏ bữa
  • Sốt cao, xuất huyết âm đạo
  • Chân tay bị phù, huyết áp tăng

Chăm sóc sức khỏe thai phụ khi bị chóng mặt

Muốn hiểu được đúng nguyên nhân tại sao bà bầu bị chóng mặt 3 tháng cuối hoặc đầu, tốt nhất chị em nên chủ động thăm khám và tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Các bác sĩ sẽ tư vấn chính xác và đầy đủ những phương pháp giảm thiểu và phòng tránh tình trạng bị chóng mặt trong thai kỳ. Song song với đó mẹ bầu cũng nên quan tâm, chăm sóc sức khỏe bản thân đúng cách.

  • Bổ sung đầy đủ sắt, vitamin B9, B12, canxi, kẽm, vitamin C... từ thực phẩm hoặc vitamin bổ sung, uống nhiều nước, không bỏ bữa
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Nên nằm nghiêng trái, tránh nằm ngửa cũng như không chuyển tư thế đột ngột mà cần đứng lên, ngồi xuống từ từ. Nếu yêu cầu công việc phải đứng trong thời gian dài, chị em nên thường xuyên di chuyển, vận động chân tại chỗ để lưu thông máu tốt hơn
  • Duy trì lối sống lành mạnh, điều độ; sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; tránh căng thẳng, mệt mỏi, giữ cho tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái; không sử dụng đồ uống và các chất kích thích có hại
  • Chỉ nên tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ để tránh mất sức

Lời kết

Nếu mẹ tìm hiểu sớm về tình trạng này ngay khi có ý định mang thai và chủ động phòng tránh đúng cách thì chị em sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn mà không phải đối mặt với tình trạng khó chịu này.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi