Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn chôm chôm hay không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn chôm chôm hay không là điều được rất nhiều chị em quan tâm. Theo đó, việc ăn chôm chôm mang lại khá nhiều lợi ích cho thai phụ, tuy nhiên để tránh những ảnh hưởng của tác dụng phụ, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề khi ăn.

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn chôm chôm không?

Theo một số quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu không nên ăn chôm chôm. Bởi loại trái cây này được cho là nguyên nhân gây sảy thai trong những tuần đầu, do chôm chôm có tính nóng, bà bầu ăn vào dễ bị “bốc hỏa”, ảnh hưởng đến thai nhi.

Bên cạnh đó, chôm chôm còn bị hiểu lầm rằng có thể gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ của mẹ bầu, thậm chí là chặn đường ra của âm đạo. Thế nhưng, hoàn toàn không có đủ cơ sở khoa học để chứng minh những quan niệm này là chính xác.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chôm chôm là loại trái cây mà bà bầu có thể ăn trong suốt các giai đoạn thai kỳ. Việc sử dụng đúng cách với số lượng hợp lý không những không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé, mà còn mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời.

Quả chôm chôm được rất nhiều người yêu thích bởi vị chua ngọt dễ ăn. Các mẹ bầu có thể chọn cách ăn trực tiếp hoặc chế biến loại quả này thành thức uống hoặc mứt để thưởng thức. Nước ép hoặc trà chôm chôm là thức uống dịu ngọt, thanh mát, rất thích hợp cho thai phụ trong những ngày hè oi bức.

Thành phần dinh dưỡng của quả chôm chôm

Một số nghiên cứu đã chỉ ra chôm chôm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất có lợi, rất cần thiết cho sức khỏe của mọi đối tượng. Cụ thể, trong thành phần của quả chôm chôm có: Calo, chất xơ, Liquid, Canxi, Cacbohidrat, Protein, Natri, Sắt, Kali, Kẽm, Photpho, Magie, Vitamin A, C, B6. 

Do đó, trả lời cho thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn chôm chôm không đó là hoàn toàn có thể. Một số lợi ích nổi bật của chôm chôm mang lại cho thai phụ có thể kể đến như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Bổ sung chất sắt

Lượng sắt được tìm thấy trong quả chôm chôm khá cao, chúng có tác dụng kiểm soát nồng độ hemoglobin trong cơ thể rất tốt. Nhờ đó, các triệu chứng mệt mỏi trong thời gian mang thai sẽ được đẩy lùi một cách hiệu quả.

Không những thế, sắt còn có khả năng kích thích quá trình tăng sinh hồng cầu trong máu, làm giảm tình trạng suy nhược cơ thể do thiếu máu thường xuất hiện trong giai đoạn thai kỳ.

2. Tốt cho chức năng tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ trong chôm chôm rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Theo đó, chúng sẽ giúp tăng cường nhu động ruột, củng cố chức năng tiêu hóa và đẩy lùi các triệu chứng tiêu chảy hay táo bón thường gặp khi mang thai.

Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra, sử dụng chôm chôm giúp làm sạch hệ tiêu hóa bằng cách diệt trừ các ký sinh trùng đường ruột, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư ruột kết.

3. Hạn chế chóng mặt và buồn nôn

Vào giai đoạn đầu của thai kỳ, đa số các mẹ bầu đều gặp tình trạng thai nghén với các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt,... Điều đó khiến cho chị em rất khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ăn một vài quả chôm chôm chính là một trong những cách đẩy lùi tình trạng này rất an toàn và hiệu quả. Vị chua ngọt của loại trái cây này sẽ giúp làm giảm đáng kể tình trạng buồn nôn, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

4. Củng cố hệ miễn dịch

Các chuyên gia cho biết, bổ sung chôm chôm vào thực đơn hằng ngày là một trong những cách nâng cao hệ miễn dịch rất hiệu quả. Yếu tố vi lượng đồng có trong loại trái cây này có khả năng kích thích tăng sinh các tế bào bạch cầu, đồng thời nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, hàm lượng axit gallic trong chôm chôm còn giúp bảo vệ cơ thể thai phụ khỏi các gốc tự do gây hại và tấn công của các loại vi khuẩn. Từ đó làm hạn chế các bệnh lý viêm nhiễm thông thường ở mẹ bầu như nhức đầu, cảm cúm, sốt, ho,...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Cải thiện da và tóc

Trong các giai đoạn thai kỳ, người mẹ thường gặp rất nhiều vấn đề về da liễu như đen sạm, rạn da, khô ráp, lão hóa, nổi mụn,... Chôm chôm là một trong những loại thực phẩm có tác dụng cải thiện các vấn đề này rất tốt. Cụ thể, hàm lượng vitamin E dồi dào trong chôm chôm sẽ kích thích sản sinh collagen giúp tăng độ đàn hồi cho da, làm thuyên giảm đáng để các vấn đề về da liễu.

Ngoài ra, ăn chôm chôm còn giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng gàu và một số vấn đề đối với da dầu. Hàm lượng dưỡng chất trong chôm chôm rất cần thiết cho quá trình nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, ngăn ngừa hiện tượng rụng tóc do ảnh hưởng từ sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai.

6. Kiểm soát Cholesterol và huyết áp

Chôm chôm có lợi ích vô cùng tuyệt vời trong việc cải thiện khả năng tuần hoàn máu. Vì thế, việc thường xuyên bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hằng ngày sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol xấu bên trong cơ thể mẹ bầu, kích thích lưu thông máu diễn ra thuận lợi hơn, giúp ngăn ngừa các triệu chứng sưng phù khi mang thai xuống mức thấp nhất.

Mặt khác, lượng vitamin C và photpho dồi dào trong chôm chôm còn giúp mẹ bầu đào thải độc tố gây hại ra bên ngoài nếu tăng cường sử dụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những lưu ý cho mẹ bầu khi ăn chôm chôm

Tóm lại, nếu chị em vẫn băn khoăn bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn chôm chôm không thì đã có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng loại trái cây này với những lợi ích nổi trội kể trên. Tuy nhiên, để có thể hấp thụ tối đa thành phần dinh dưỡng trong chôm chôm, đồng thời tránh các tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Lượng đường trong chôm chôm khá cao, vì thế mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc có lượng đường huyết cao cần hạn chế sử dụng loại quả này.
  • Tránh ăn chôm chôm quá chín vì chúng có nồng độ cồn cao, không tốt cho mẹ và bé.
  • Chọn những quả có gai ngắn, vỏ màu vàng vừa chuyển đỏ.
  • Mua tại những cửa hàng uy tín để đảm bảo không bị nhiễm hóa chất độc hại.
  • Khi ăn chôm chôm không được dùng răng để cắn bỏ vỏ bên ngoài.
  • Rửa sạch và ngâm chôm chôm trong nước muối pha loãng trước khi sử dụng.
  • Nên ăn chôm chôm đúng mùa vào tháng 4 đến tháng 6 âm lịch, bởi chúng được đảm bảo chất lượng và không chứa nhiều thuốc bảo vệ thực phẩm.
  • Đối với bất kỳ loại thực phẩm nào, mẹ bầu cũng nên sử dụng điều độ, vừa phải để tránh ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.

Kết

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, chị em đã biết bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn chôm chôm hay không. Theo đó, loại quả này mang đến rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, do đó mẹ có thể sử dụng mà không cần kiêng cữ như lời truyền miệng trong dân gian. Dù vậy, để mang đến hiệu quả tốt nhất, đồng thời hạn chế các tác dụng phụ, mẹ chỉ nên ăn vừa đủ, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy