Ăn dặm kiểu Nhật - Bí kíp truyền tay của các mẹ bỉm sữa!

Ở Nhật, việc cho bé ăn dặm bắt đầu từ khá sớm. Theo truyền thống, sau khi sinh 100 ngày, các bé ở Nhật sẽ được mẹ tập cho ăn dặm. Cho con ăn dặm ở Nhật chủ yếu chú trọng đến việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác của bé

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức trong thời gian đầu nhưng lợi ích lại vô cùng nhiều. Mẹ hãy nhớ theo dõi nhé!

Ăn dặm kiểu Nhật - ADKN là gì?

Ăn dặm theo kiểu Nhật là cách cho bé ăn dặm theo phương pháp kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm này là phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Đặc điểm của ăn dặm kiểu Nhật

Ở Nhật, việc cho bé ăn dặm bắt đầu từ khá sớm. Theo truyền thống, sau khi sinh 100 ngày, các bé ở Nhật sẽ được mẹ tập cho ăn dặm. Cho con ăn dặm ở Nhật chủ yếu chú trọng đến việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác của bé. Vì vậy, mỗi ngày, mẹ chỉ cho bé ăn 1 bữa. Sữa vẫn là bữa ăn chính trong ngày của trẻ.

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Cho trẻ bắt đầu với cháo pha loãng theo tỷ lệ 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của bé.
  • Bữa ăn của bé sẽ đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng- đỏ -xanh”. Những món ăn này sẽ được thường xuyên thay đổi để bé quen dầu với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
  • Không thêm gia vị vào thức ăn của con.
  • Tập cho bé ăn đúng bữa và khi biết ngồi nên để bé ngồi ăn chung với ba mẹ.
  • Khi ăn đặt bé ngồi ghế không rong rẩy nhưng mẹ vẫn phải bón cho bé ít nhất đến 12 tháng trở đi.
  • Dù sẽ bẩn và tung tóe thức ăn khắp nơi, nhưng mỗi bữa mẹ nên tập cho bé sử dụng muỗng. Điều này giúp bé có khả năng tự lập hơn.
  • Không thúc ép trẻ ăn
  • Khi giới thiệu món ăn mới cho trẻ, mẹ nên thử trong khoảng 3-4 ngày
  • Độ thô của thức ăn được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.
  • Khuyến khích không trộn chung nhiều loại thức ăn.
  • Ăn với số lượng vừa phải

Ưu điểm của ADKN

  • Ưu điểm tuyệt vời nhất của ADKN là: Bé có thời gian làm quen với từng vị thức ăn cũng từ đó bố mẹ không phát hiện bé có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào.
  • Bé được tập ăn thô để tạo phản xạ nhai và nuốt cho bé ở các giai đoạn khác nhau.
  • Khẩu phần và loại thức ăn phù hợp với giai đoạn phát triển của bé.
  • Mẹ có thể chế biến thức ăn và trữ đông mà vẫn đảm bảo được mùi vị và chất lượng thức ăn, giúp mẹ nhàn hơn và chủ động hơn trong ăn uống.
  • Các món ăn của con đa dạng, đầy đủ nhóm chất, được thay đổi thường xuyên ở các giai đoạn khác nhau.

Nhược điểm của ADKN

  • Thức ăn trữ đông, không thể thơm ngon như thức ăn chế biến ngay được.
  • Con ăn số lượng không nhiều như ăn truyền thống cũng có thể ko tăng cân mạnh như phương pháp truyền thống ở giai đoạn đầu.
  • Không phải gia đình nào cũng ủng hộ các mẹ chăm con theo phương pháp này.

Chuân bị cho bé ăn dặm

Thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật

1. Thời điểm cho bé ăn dặm

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới ( WHO ) nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng, vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhưng ở ADKN thì thời điểm gđ 1 của bé ở mốc 5 – 6 tháng. Không ăn dặm trước 5 tháng và ko ăn dặm sau 7 tháng vì trước 5 tháng hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện để bắt đầu ăn dặm, còn sau 7 tháng thì bé đã qua mất thời điểm vàng lí tưởng để khám phá mùi vị.

Thời điểm bắt đầu 5 tháng này cũng phù hợp cho một số mẹ phải đi làm lại sau 6 tháng nghỉ thai sản, vì có thể cho con tập làm quen dần với việc ăn dặm để chuẩn bị đi làm lại.

2. Những biểu hiện bé đã sẵn sàng ăn dặm

  • - Trẻ đã biết giữ đầu thăng bằng và có thể tự ngồi, hoặc ngồi dựa vào ghế hoặc người khác.
  • - Trẻ biết há miệng khi đưa thìa lại gần miệng trẻ.
  • - Khi trẻ thể hiện sự thích thú đối với thức ăn mà người lớn ăn.
  • - Lưỡi trẻ không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ ( lúc trẻ còn nhỏ khi cho bất cứ vật gì vào miệng trẻ cũng đẩy ra, trừ núm vú để bí ti ).
  • - Trẻ nhanh đói mặc dù chưa đến cữ sữa.

Nếu bé nhà bạn có những dầu hiệu trên thì chứng tỏ bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm.

3. Nên cho bé ăn dặm thời điểm nào trong ngày

Giai đoạn ăn dặm là bé bắt đầu làm quen với những thực phẩm lạ khác ngoài sữa mẹ, nên nguy cơ bé bị dị ứng thực phẩm là hoàn toàn có thể xảy ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thế nên mẹ nên chọn buổi sáng 10h – 10h30 để cho bé ăn dặm. Vì sau khi bé ăn dặm mình có thể theo dõi phản ứng của bé, nếu có những biểu hiện lạ của việc dị ứng thực phẩm lúc đó sẽ kịp thời ứng phó hơn.

Nếu như cho bé ăn dặm vào chiều tối nếu đến đêm muộn bé có phản ứng dị ứng bố mẹ ko kịp thời phát hiện để đưa đi khám sẽ rất nguy hiểm.

Trong quá trình cho bé ăn dặm, mẹ sẽ căn chỉnh lại giờ ăn dặm sao cho phù hợp với lịch sinh hoạt của con. Không nên cho bé ăn gần giờ ngủ của bé, vì lúc đó bé gắt ngủ sẽ k hợp tác.

Nên cho bé ăn dặm sau khi bé đã ăn 1 cữ sữa trước đó, bé chơi và ngủ 1 giấc, như vậy khi ngủ dậy bé đói ăn sẽ ngoan hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Ăn dặm kiểu Nhật có khó như mọi người nghĩ???

Theo ý kiến của một số mẹ đã cho con ADKN thì một trong những khó khăn của việc ADKN chính là việc chế biến, mất nhiều thời gian vào việc chuẩn bị món cho con nhiều hơn so với ăn dặm kiều truyền thống - đơn giản chỉ nấu bát cháo.

Nếu mẹ không sử dụng việc trữ đông thực phẩm, dùng thực phẩm tươi trong ngày thì việc chuẩn bị và chế biến sẽ lích kích và mất nhiều thời gian hơn. 

Nếu trữ đông - Mẹ có thể lên thực đơn hàng tuần,rồi mua thực phẩm về chế biến, cấp đông nhanh, tối mỗi buổi bỏ thực phẩm đông xuống ngăn mát, là hôm sau người chăm bé ở nhà có thể hấp nóng hoặc quay nóng bằng lò vi sóng là có đồ cho bé ăn rồi. 

ADKN đòi hỏi các mẹ phai lau chùi dọn dẹp sau đó cũng mất công hơn, cho nên phương pháp ăn dặm này đòi hỏi các Mẹ phải kiên trì. 

5. Chuẩn bị kiến thức ăn dặm

Các Mẹ nên tham khảo sách Ăn dặm kiểu Nhật của chủ biên Tsutsumi Chiharu - Món ăn niihara Keiko. Sách được bán tại các nhà sách và online

Cho con ăn dặm kiểu Nhật

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể tham khảo sách ebook nếu chưa có điều kiện thuận tiện ở tại các group Ăn dặm do các Mẹ chia sẻ cùng nhau.

Hay Sách Ăn Dặm Kiểu Nhật của Thạc sỹ Đào Thị Mỹ Khanh, link tham khảo ebook bạn có thể đọc ở trên. 

Các mẹ nên đọc sách để hiểu được kiến thức cơ bản về thứ tự giới thiệu thực phẩm, cách chế biến thực phẩm cho con, độ thô từng giai đoạn, lượng ăn từng giai đoạn cho phù hợp.

6. Chuẩn bị về dụng cụ và đồ dùng cho bé ăn dặm

1. Dụng cụ chế biến

  • - Nếu có điều kiện thì các mẹ có thể mua 1 bộ dụng cụ chế biến ăn dặm của Richell, Pigeon, hoặc Akachan giá giao động từ hơn 300k – 400k.
  • - Nếu ko có thì cần chuẩn bị : Rây ( khe nhỏ, để rây thực phẩm đc mịn ), chày & cối, bàn mài . Các sản phẩm này các mẹ có thể mua ở hệ thống Daiso đồng giá 40k.
  • - Cốc nấu cháo ( nếu có điều kiện), còn ko có thể sử dụng chung đồ dùng với gia đình.
  • - Ngoài ra cần chuẩn bị thớt, kéo, dao, nồi nhỏ. Các đồ dùng của bé sử dụng riêng để tránh nhiễm khuẩn chéo từ việc chế biến đồ ăn của người lớn.

Chuẩn bị dụng cụ cho con ăn dặm kiểu Nhật

2. Đồ dùng cho bé ăn dặm

  • - Ghế ăn dặm : Rất nhiều lựa chọn cho các mẹ với các dòng ghế ăn dặm trên thị trường. Dòng Teknum thì giá cả mắc hơn dành cho gđ nào có đk , còn bình dân thì mình thấy Masstela được các mẹ review khá tốt… 
  • - Bát, thìa : Tùy điều kiện các mẹ, nếu mua các sp nhựa nên chọn nhựa PP cho an toàn cho bé. Hay có thể sử dụng gốm sứ. 
  • - Thìa : nên chọn loại thìa mềm để bé dễ hợp tác, set thìa mềm của Pigeon thiết kế phù hợp với giai đoạn bé mới làm quen thìa này,giá tầm hơn 100k.
    - Yếm ăn dặm.

7. Chuẩn bị tâm lý

Nếu gia đình bạn là gia đình truyền thống, ở với ông bà, thì đây quả là một bước mẹ phải nên vận động từ sớm. Việc bổ sung kiến thức ăn dặm không chỉ cho mình mẹ và cần phải được phổ cập đến mọi người xung quanh, nhất là người chăm bé thường xuyên.

Việc thấy được lợi ích lâu dài cho sự phát triển của bé nên được tận dụng tối đa và tranh đấu cho sự phát triển của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé tự chủ việc ăn, yêu thích thức ăn và thích thú khám phá với món ăn là một lợi ích cho cả đời bé, và sẽ giúp tư tưởng cha mẹ nhẹ nhàng với việc ăn của con. 

Các mẹ hãy sẳn sàng tâm lý cho những lời nói của chính người thân, hàng xóm xung quanh như là : 

  • “ Ôi dào, chúng mày bày vẽ, nó bé ăn làm gì đến 3 , 4 món” ;
  • “ Lắm chuyện, ngày xưa có làm thế đâu mà chúng mày vẫn lớn đấy thôi’… bla bla 
  • Rất nhiều câu sẽ khiến các mẹ muốn bỏ phương pháp này.

Nguồn - Tổng hợp, Mẹ Nguyễn Thu Hằng.

Đọc thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis