Cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật là mẹ đã chọn kiểu ăn không vị, hương vị của súp được tạo ra từ rau, củ hoặc “dashi”. Bạn có thể cho con ăn thô, nhưng sẽ cần rất nhiều sự kiên nhẫn và quyết tâm. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Xác định và thống nhất quan điểm và tâm lý
- Xác định cách chọn thực phẩm rõ ràng
- Cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật không nhất thiết là phải dùng nguyên liệu Nhật
- Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ phải để bé ăn từng món riêng biệt?
- Tôn trọng con
Xác định và thống nhất quan điểm và tâm lý
Không chỉ riêng mẹ – người chăm sóc gần gũi bé nhất xác định quan điểm và tâm lý, mà con cả gia đình cần thống nhất về ý tưởng cũng như tâm lý.
Mẹ sẽ là người đầu tiên phải làm tư tưởng và hiểu về phương pháp, cũng như xác định thời gian bỏ ra làm món ăn cho bé, tâm lý khi con ăn không nhiều, con bỏ bửa, con ăn như một cuộc phiêu lưu khám phá, con không có mập mạp tròn chỉnh như con “người ta”.
Tất cả sẽ là sức ép, cũng như áp lực đối với mẹ và cả gia đình trong việc ăn uống của con. Vì ai cũng muốn một đứa bé mập mạp, tròn trỉnh, cho nên phần lớn cha mẹ ép con ăn, dụ con ăn và làm mọi cách để con ăn, trong khi phương pháp này thì lại tôn trọng trẻ, tin tưởng trẻ, và để trẻ khám phá các món ăn như một cuộc phiêu lưu kỳ thú.
Khi nào cần cho trẻ ăn dặm?
Chỉ nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi bé tròn 6 tháng trở lên. Theo ThS. BS Lê Thị Hải – Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nếu bé vẫn tăng cân đều đặn, trung bình khoảng 500 – 600 gram/tháng và sữa mẹ vẫn đáp ứng nhu cầu bé cần thì trong 6 tháng đầu đời mẹ hãy cho con bú sữa mẹ hoàn toàn.
Thời điểm tập ăn dặm tốt nhất là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Nếu để trễ hơn thì khó tập vì trẻ đã quá quen với việc bú sữa, khó chấp nhận việc tiếp nhận các thực phẩm có mùi vị khác, cũng như khác kết cấu với sữa mẹ.
Xác định cách chọn thực phẩm rõ ràng
Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật là chú trọng các thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm được nuôi trồng một cách tự nhiên nhất như: rau, củ, quả, cá, thịt… Đồ ăn đóng gói như thực phẩm đóng hộp, giăm bông, gia vị được khuyên không nên cho trẻ ăn.
Do đó, cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật là chọn kiểu ăn không vị, hương vị của súp được tạo ra từ rau, củ hoặc “dashi” (một loại cá bào và rong biển). Trước tiên, bạn có thể cho trẻ ăn không vị rồi sau đó thay đổi thì sẽ dễ dàng hơn. Nếu bạn cho trẻ ăn đồ có hương vị phong phú, bé sẽ không chịu khi bạn chuyển sang đồ ít hương vị (đặc biệt là rau).
Người Nhật kỳ vọng điều gì ở trẻ?
1. Trước tiên, họ hy vọng con của mình phát triển bình thường và không muốn trẻ bị béo phì. Thực đơn phương pháp ăn dặm ADKN bao gồm rất nhiều rau xanh, cân bằng giữa tinh bột, protein và vitamin, đặc biệt là ít protein (giai đoạn bé 12-18 tháng, chỉ nên ăn nhiều nhất 20 grams protein). Họ không để tâm trẻ ăn nhiều đường hay sữa. Những đứa trẻ Nhật không béo, nhưng chúng khỏe mạnh, vui vẻ và độc lập.
2. Thứ hai, qua việc ăn dặm, người Nhật có thể giáo dục con về việc ăn uống. Trẻ sẻ biết cách nhai và có ý thức trong ăn uống, biết cách hỏi , từ chối hay khẳng định ý kiến bản thân. Nếu các mẹ muốn trẻ đạt được điều này, trẻ cần thời gian rèn luyện, và cha mẹ phải vô cùng kiên trì với phương pháp, không có gì dễ dàng cả.
3. Một số trẻ biết cách nhai, chúng không ngậm thức ăn trong miệng và chúng ngồi một chỗ trong cả bữa. Tuy nhiên, chúng phản ứng quyết liệt khi cha mẹ không cho ăn nữa hoặc nếu đó là món không đúng khẩu vị. Vì thế, cha mẹ rất vất vả khi cho con ăn. Nhưng thời gian và sự kiên trì sẽ cho một kết quả xứng đáng là con biết trân trọng món ăn, con sẳn sàng nếm thử các món ăn, con biết ăn bao nhiêu là đủ, và có một văn hóa ăn đúng.
4. Nhiều bà mẹ thấy con mình hơi nhỏ, và thế là cha mẹ sẽ cho trẻ ăn dặm sớm, và ép trẻ ăn với hy vọng bé ăn nhiều đồ ăn dinh dưỡng hơn và sẽ tăng cân. Ăn dặm là một nhu cầu hoàn toàn tự nhiên mà qua đó giúp trẻ thực hành thói quen ăn uống trong tương lai.
5. Thực tế, cơ thể cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất thông qua ăn dặm từ giai đoạn 9 tháng tuổi. Do đó, ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ tháng thứ 5, 6, 7, 8 nhằm mục đích giúp bé làm quen với thức ăn, thực phẩm thô và hình thành thói quen ăn uống.
Cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật không nhất thiết là phải dùng nguyên liệu Nhật
Thay vì dùng xương để nấu canh, người Nhật dùng “dashi” (một loại cá bào và rong biển) chứa nhiều can-xi. Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cho phép bé ăn thô vào những thời điểm nhất định. Bạn hoàn toàn có thể dùng các loại nguyên liệu phù hợp với nơi mình sinh sống.
Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ phải để bé ăn từng món riêng biệt?
Điều này hoàn toàn không đúng. Nó chỉ đúng khi bạn tập cho bé ăn dặm lần đầu. Khi đó, bạn cần nhận dạng khẩu vị của con, cũng như giúp con nhận diện khẩu vị riêng biệt. Vì thế, thay vì nấu nhiều thực phẩm với nhau, mùi vị sẽ không rõ ràng, bạn nên để con ăn từng món riêng. Canh là canh, rau là rau. Trẻ nên thử tất cả các hương vị từ không vị, có mùi cho đến hơi chua.
Khi trẻ đã quen với các loại thực phẩm, mẹ có thể nấu món kết hợp. Tuy nhiên, nếu nếu mẹ muốn trẻ ăn không vị, tất cả các loại đồ ăn (kể cả hoa quả…) cũng là loại không vị. Nếu món ăn dặm là không vị, nhưng hoa quả tráng miệng lại ngọt thì sẽ phản tác dụng. Trong lần đầu tiên khi cho con ăn không vị, bạn nên làm giảm nhẹ các món có mùi vị đậm. Ví dụ, bạn có thể trộn trái cây với sữa chua để giảm vị ngọt của trái cây.
Các bà mẹ Nhật cảm thấy việc nấu ăn cho con khá đơn giản, chỉ là sự kết hợp của rau củ, có thể ăn riêng hoặc chế biến với nhau. Để giúp trẻ thích ăn cơm, họ thường bắt đầu từ cháo trắng.
Tôn trọng con
Bạn nên coi bé như những thành viên khác trong gia đình. Không phải chỉ ăn no là đủ mà cũng cần chú ý đến cảm nhận của trẻ. Mỗi bé có tính cách khác nhau, và sẽ thay đổi tùy từng thời kỳ. Mẹ cần nắm bắt được điều này và điều chỉnh cho phù hợp.
Với phương pháp ăn dặm ADKN, bạn có thể cho con ăn thô, nhưng sẽ cần rất nhiều sự kiên nhẫn và quyết tâm. Bạn không nên bị phân tâm bởi những câu chuyện như bé A, bé B ăn như này, như kia, con mình gầy quá, bạn kia tròn hơn con mình, sao không thấy tăng cân…
Chúng ta sẽ phải thử và điều chỉnh thường xuyên mức độ thô của đồ ăn phù hợp với con và không nên nóng vội. Các mẹ nên chuẩn bị tâm lý rằng đây sẽ là khoảng thời gian vất vả, tuy nhiên dần dần trẻ sẽ học được những gì bạn dạy. Đừng để mình căng thẳng mà làm ảnh hưởng đến con. Bạn cần vui vẻ thoái mái để giúp con vượt qua giai đoạn này.
Một yếu tố khác của việc tôn trọng con là cách cho ăn. Không khí, khung cảnh và màu sắc là những nhân tố ảnh hưởng tới việc ăn uống của con. Mỗi mẹ sẽ có cách riêng vì nó phụ thuộc vào đặc điểm từng trẻ, và văn hóa từng gia đình.
Mẹ dù bận rộn đi làm vẫn có thể cho con ăn dặm, bất cứ ai cũng có thể trở thành nghệ sỹ cho con ăn dặm qua cách nấu nướng bày biện món ăn dặm cho con và quan trọng là khiến trẻ vui vẻ, ăn uống ngon lành.
Theo theAsianparent Singapore, Chuyên gia Viện dinh dưỡng mách mẹ cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật – Eva
Xem thêm:
- Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật – 30 ngày đầu vô cùng quan trọng!
- Ăn dặm kiểu Nhật – làm cơm Bento cho bé
- Thực đơn cho bé – Những loại cháo thơm ngon bổ dưỡng cho bé tập ăn dặm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!