3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu sẽ có những thay đổi về cơ thể như: núm vú và đen sạm ở quầng vú, đi tiểu nhiều hơn bình thường, cảm giác mệt mỏi thường trực…Mẹ có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn những điều cần lưu ý trong giai đoạn này.
- Mẹ bầu có những cảm nhận gì khi bắt đầu mang thai
- Vóc dáng mẹ bầu thay đổi như thế nào
- Dinh dưỡng trong tam cá nguyệt đầu tiên dành cho mẹ
- Mẹ bầu cần tránh làm những điều này trong 3 tháng đầu thai kỳ
- Quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu có được không?
Mẹ bầu có những cảm nhận gì khi bắt đầu mang thai
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết “3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm đối với thai phụ. Bởi lúc này thai vẫn còn chưa được ổn định nên phần lớn nguy cơ sảy thai thường xảy ra. Vì vậy, thai phụ nên cẩn thận trong từng hoạt động và chế độ dinh dưỡng như tránh vận động mạnh, nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và đặc biệt mẹ nên tham khảo các loại vắc-xin cho bà bầu để tránh các rủi ro xảy ra”.
- Có những thay đổi ở bầu ngực như: đau, ngứa, tăng độ nhạy cảm ở núm vú và đen sạm ở quầng vú (vùng da xung quanh núm).
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là do khối lượng máu cũng như tử cung tăng lên, tạo áp lực lên bàng quang.
- Cảm giác mệt mỏi thường trực, thiếu năng lượng và hay buồn ngủ. Các bà bầu cũng dễ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu bởi sự thay đổi lượng đường trong máu.
- Cảm giác buồn nôn, ốm nghén không chỉ vào buổi sáng.
- Tâm trạng buồn rầu và dễ bị kích động. Phụ nữ có thai mau nước mắt hơn so với tính cách bình thường của họ.
- Hoàn toàn bình thường nếu bạn cảm thấy lo lắng về khả năng xảy thai. Tâm lý này hầu như xuất hiện ở những tuần đầu. Đó là lý do tại sao hầu hết các phụ nữ mang thai khi hết tam cá nguyệt đầu tiên sẽ cảm thấy an tâm hơn đôi chút.
Mẹ có thể quan tâm:
Sai lầm tai hại của của mẹ bầu khi kiêng cữ đi lại 3 tháng đầu không đúng cách!
Vóc dáng mẹ bầu thay đổi như thế nào
- Ở tuần thứ 12, tử cung của bạn bắt đầu nhô ra khỏi khung xương chậu và có nhiều trường hợp sẽ thấy được bụng dưới hơi nhô lên. Tuy nhiên, dấu hiệu này không thực sự rõ ràng ở tất cả mọi người, chỉ đặc biệt rõ hơn ở những ai đã từng sinh con.
- Ngực của bạn cũng sẽ to hơn bình thường, do đó hãy chuẩn bị mua những chiếc áo lót cỡ lớn hơn.
Dinh dưỡng trong tam cá nguyệt đầu tiên dành cho mẹ
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu theo từng tháng ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, theo đó thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn.
Trong tháng đầu tiên mang thai
Trong tháng đầu tiên này, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống sắt/a-xít folic. Bổ sung dưỡng chất này là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.
Bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như: trứng sống, thịt tái, sashimi…
Tháng thứ hai
Thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2 nên đa dạng, và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu: Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Ngoài ra, cố gắng hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường. Sắt/ A-xít folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này. Ngoài ra, nhớ uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày, vì đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời.
Tháng thứ 3
Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.
Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày. Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.
Mẹ có thể quan tâm:
Mẹ bầu cần tránh làm những điều này trong 3 tháng đầu thai kỳ
Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với các loại hóa chất đọc hại như khói thuốc lá, thuốc nhuộm tóc hay sơn móng tay… có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi, hơn nữa khả năng dị tật ở thai nhi cũng có khả năng tăng cao.
- Tránh các bài tập thể dục nặng, tránh chạy bộ quá sức hay mang, xách đồ nặng.
- Tránh sử dụng các loại thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Hạn chế ngồi các tư thế như: ngồi xổm, chéo chân hay tránh sử dụng các loại giày, dép cao gót, đi lại nhẹ nhàng và hạn chế việc leo cầu thang cao.
- Chú ý tránh tắm nước lạnh hoặc nóng. Nên tắm bằng nước ấm để tránh tình trạng dị tật ở thai nhi do nhiệt độ cơ thể mẹ tăng giảm đột ngột.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm tái, thức ăn đóng hộp, dầu mỡ hoặc những loại thực phẩm gây co bóp tử cụng như: rau ngót, rau răm, ngải cứu… Tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia, thức uống chứa ga, caffeine.
Quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu có được không?
Trong ba tháng đầu, mẹ có thể cảm thấy quá buồn nản hoặc mệt mỏi. Buồn nôn hay nôn mữa do ốm nghén làm mẹ không có hứng thú quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên nếu mẹ muốn vẫn thực hiện được nhé!
Tuy nhiên nếu mẹ bầu có một số vấn đề như: từng bị sảy thai, nhau thai bám thấp… thì nên kiêng việc này nhé. Nếu mẹ bị chảy máu hoặc chảy dịch có mùi hôi sau khi quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai, nên nói với bác sĩ ngay!
Nguồn tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
- Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì ?
- Bà bầu cần ăn gì để đủ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu?
- Siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ