3 mối nguy về dây rốn các mẹ cần để ý trong thời kì chuyển dạ và sinh nở

Dây rốn, còn được biết đến như đường huyết mạch của trẻ trong bụng mẹ, cũng mang những hiểm họa cần phải đề phòng và tránh. Hãy cùng tìm hiểu thêm về những thứ bác sĩ thường để ý ở dây rốn trong bài viết dưới đây.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3 mối nguy về dây rốn

Dây rốn, còn được biết đến như đường huyết mạch của trẻ trong bụng mẹ, hãy cùng tìm hiểu thêm về những mối nguy về dây rốn đối với thai nhi.

Khi bào thai còn đang lớn dần trong tử cung, dây rốn sẽ phát triển cùng với bào thai để dẫn truyền khí oxy và chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào thai nhi. Nhưng dây rốn cũng mang trong mình những mối nguy hiểm tiềm tàng trong giai đoạn chuyển dạ và sinh đẻ.

Dưới đây là những mối nguy mà bác sĩ thường quan tâm đến khi chuẩn bị đưa em bé ra từ bụng mẹ.

Sa dây rốn

Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa ra khỏi tử cung trước ngôi thai trong lúc đẻ. Việc dây rốn sa ra trước làm tăng nguy cơ dây rốn quấn quanh cổ bé và gây ngạt thở.

Mẹ Barbara*, sống ở Iloilo, tâm sự với theAsianparent Phillipines rằng chị đã gặp phải trường hợp này trong lúc chuyển dạ. Chị sau đó đã được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất, nhưng đến khi chị đến nơi, thì bé đã bị chứng bại não do thiếu nguồn cung oxy tới não của thai nhi.

Sa dây rốn cũng có thể khiến thai nhi tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất của sa dây rốn:

  • Đẻ ngôi mông
  • Sinh non
  • Dư thừa nước ối
  • Dây rốn dài quá mức

Dây rốn quấn cổ

Thường được gọi là xoắn dây rốn, hiện tượng này xảy ra khi dây rốn quấn quanh cổ của thai nhi một hoặc nhiều vòng. Xoắn dây rốn thường gặp ở những cặp song sinh, thai nhi lớn, hoặc thai ngôi mông. Hiện tượng dây rốn quấn cổ sẽ hạn chế lưu thông máu, khí oxy, nhịp tim, và sự phát triển của thai nhi nếu không được xử lý.

Măc dù không có cách nào để những mẹ tương lai có thể tránh khỏi việc này, bác sĩ phụ khoa nổi tiếng Michele Hakakha tin rằng không có gì quá đáng lo về hiện tượng này.

Thắt nút dây rốn

Nếu thai nhi thường hay đạp, hoặc xoay đầu trong tử cung, thì có khả năng cao dây rốn sẽ bị thắt nút trong thời kì mẹ mang thai. Mặc dù những nút thắt này thường rất lỏng, nhưng cũng có trường hợp dây rốn bị thắt chặt trong lúc chuyển dạ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện tượng này thường xảy ra ở các thai nhi có dây rốn dài và chỉ 1 trong 2000 thai nhi gặp trường hợp dây rốn thắt nút quá chặt, dẫn đến vấn đề trong lúc sinh đẻ.

Vậy các bậc cha mẹ nên để ý đến những gì? Chính là việc thai nhi giảm chuyển động từ tuần thứ 37 của thời kì mang thai. Các mẹ cũng nên yên tâm rằng trong tử cung có lượng chất nhầy (Wharton’s jelly) sẽ bảo vệ những mạch máu bên trong trong trường hợp dây rốn bị thắt nút.

Mẹ của tôi cũng đã gặp chính trường hợp này khi sắp đẻ em tôi. Nhịp tim của em tôi trong tử cung giảm chậm khi mẹ sắp đẻ em ra bình thường. Các bác sĩ phụ khoa đã nhanh trí phát hiện ra rằng dây rốn đã bị thắt nút, và đã nhanh chóng làm phẫu thuật mổ đẻ. Em tôi sau đó ra khỏi bụng mẹ một cách an toàn, đều nhờ vào công của các bác sĩ!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Michelle Le