Xuất huyết não do bế rung lắc - Nguy hiểm tới tính mạng, mẹ chớ coi thường!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lời cảnh báo tới những bố mẹ có con nhỏ – Bế rung lắc con có thể dẫn đến xuất huyết não rất nguy hiểm!

Bạn đã từng nghe tới ca tai nạn này chưa?

Ca va chạm khiến xe đâm người ngã. Nhưng người bị chấn thương lại có thể đứng dậy, cân bằng và đi lại được. Chỉ tới vài ngày sau, người bị thương tử vong do…xuất huyết não.

Đây có thể là điều rùng mình nhất nếu đó là những người thân yêu xung quanh chúng ta. Điều cần cảnh giác hơn, xuất huyết não không chỉ xảy ra với người lớn mà còn ở trẻ nhỏ, với những va đập hay dư chấn mà bố mẹ có thể không coi trọng.

Nếu mẹ có quan sát thấy con đau đầu và khóc liên hồi, lồng ruột, nôn ọe liên tục, hãy đưa con đi khám chuyên khoa ngay lập tức để kịp thời xử lý!

Triệu chứng của xuất huyết não – mẹ chớ coi nhẹ!

Bác sỹ Somsak Akasin – Viện Trưởng Bệnh Viện Nhi Trung Ương cảnh báo rằng, căn bệnh xuất huyết não xảy ra một phần do huyết áp cao, tới thời điểm não thiếu máu, và các mạch máu bị dị dạng hoặc phình động mạch suy biến, thành mạch máu vỡ, và người bệnh bị chảy máu trong. Khi mạch máu vỡ, nó tác động trực tiếp đến sự vận hành của não bộ và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trên thực tế, xuất huyết não do sang chấn không có dấu hiệu cảnh báo nhưng có thể chỉ xảy ra với tình trạng đau đầu, ức chế rồi nhẹ dần trước khi đến một vòng chu kỳ đau hơn hoặc tùy theo tổn thương ở bên trong não bộ.

Tình trạng đau đầu không dứt, tiếp đến là chân tay mỏi mệt không tự chủ, có dấu hiệu muốn nôn mửa, không tỉnh táo là những tai biến nghiêm trọng của chứng xuất huyết não.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tỉ lệ xảy ra xuất huyết não ở trẻ ít hơn hẳn so với người lớn, bởi mạch máu trong não của bé luôn không ngừng phát triển. Tuy vậy, những hành động có thể dẫn đến tổn thương não bộ và xuất huyết não bao gồm: bế rung lắc, xốc tay và lắc bé với tần suất mạnh, bế tung giật hoặc quay bé quá mạnh dẫn đến va đập..

Vì bé còn rất non nớt, và không phải mỗi lần bé cười phá lên thích thú hay ngặt nghẽo cười là an toàn để bạn tiếp tục những động tác mạnh, giật gân với bé!

Ngoài ra, tổn thương do đánh đập, ngã, bầm dập, mẹ có thể quan sát

  • Có dấu hiệu bầm tím hoặc sưng ở khu vực sau gáy hoặc đỉnh đầu,
  • Bú sữa được ít đi (rối loạn chức năng nuốt)
  • Đau đầu và khóc nhiều không ngưng
  • Có dấu hiệu nôn ói ( rôí loạn cơ chế hấp thụ)

Với những cảnh báo và lời khuyên từ bác sỹ, cha mẹ có con nhỏ hãy cảnh giác hơn với tần suất và tốc độ mỗi lần bế ôm con, rung hay lắc bé…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn: Tạp chí theAsianparent Thailand

Các bài viết có liên quan:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh