Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn không? Theo các bác sĩ, mẹ bầu muốn có kết quả xét nghiệm chính xác thì cần nhịn ăn từ 8-12 tiếng trước khi lấy máu. Thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tốt nhất là vào buổi sáng. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:
- Những biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu chưa biết
- Khi nào có thể làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là tốt nhất?
- Mẹ bầu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn không?
Những biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu chưa biết
Tiểu đường thai kỳ hay gọi là đái tháo đường thai kỳ chính là sự tăng lên đột ngột của lượng đường trong máu của bà bầu. Lý do là các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản sinh insulin. Loại hormone này giúp chuyển hóa đường thành năng lượng rồi kiểm soát lượng đường trong máu. Nhưng khi tuyến tụy sản xuất không đủ lượng insulin cần thiết thì glucose trong máu sẽ tăng cao và bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện.
Khám phá thêm:
Đặc biệt, bệnh tiểu đường thai kỳ nếu khong kiểm soát tốt có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Đối với mẹ bầu:
- Cân nặng của mẹ bầu vượt mức và gây béo phì.
- Tử cung to quá nhanh và có thể gây rối loạn tuần hoàn hô hấp cho mẹ bầu.
- Tăng nguy cơ mẹ bầu bị sảy thai, sinh non.
- Cũng làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật.
- Mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận.
- Quá trình chuyển dạ kéo dài, sinh khó.
- Tăng nguy cơ sang chấn và băng huyết sau sinh.
- Tăng tỉ lệ mổ lấy thai và những nguy cơ do phẫu thuật.
Đối với thai nhi:
- Tăng tỉ lệ dị tật thai nhi.
- Thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng, thường là quá to.
- Tỉ lệ tử vong chu sinh tăng.
- Tăng nguy cơ thai lưu do đường huyết tăng quá cao.
Khi nào có thể làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là tốt nhất?
Bấy kỳ phụ nữ mang thai nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, bác sĩ thường yêu cầu kiểm tra đường huyết và xét nghiệm dung nạp glucose vào tuần thai thứ 24-28 để tầm soát nguy cơ bệnh.
Với một số bà bầu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ cao thì cần làm xét nghiệm đường huyết sớm và theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ. Chẳng hạn, mẹ bầu:
- Bị béo phì và thừa cân.
- Phụ nữ mang thai rên 35 tuổi.
- Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Mẹ bầu tăng cân quá mức khi mang thai.
- Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
- Mẹ sinh con trước đó nặng trên 4kg.
- Bà bầu có tiền sử thai lưu 3 tháng cuối không rõ nguyên nhân.
- Tiền sử sinh con bị dị tật bẩm sinh không rõ nguyên nhân
- Mang đa thai (sinh đôi, sinh ba…).
- Bị huyết áp cao.
- Mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền? Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường giao động trong khoảng từ 80.000- 250.000 VNĐ tùy từng cơ sở y tế nơi mẹ bầu lựa chọn làm xét nghiệm.
Khám phá thêm:
Mẹ bầu xét nghiệm tiểu đường có phải nhịn ăn không?
Hầu hết, các mẹ bầu đều thắc mắc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn không. Theo các bác sĩ, mẹ bầu muốn có kết quả xét nghiệm chính xác thì cần nhịn ăn từ 8-12 tiếng trước khi lấy máu. Thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tốt nhất là vào buổi sáng.
Cụ thể, khi mẹ đã được lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói thì sẽ tiếp tục được uống 75 g glucose trong 5 phút. Sau đó, mẹ bầu sẽ được lấy thêm 2 mẫu máu để đo đường huyết tại các thời điểm sau uống glucose 1 giờ, 2 giờ.
Mẹ bầu cũng nên chú ý, không sử dụng các chất kích thích như cafe, trà… trước ngày làm xét nghiệm để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
Chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Kết quả bình thường glucose máu ở sản phụ:
- Lúc đói : ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
- Sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
- Sau 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)
Mẹ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ nếu có 2 kết quả bằng hay hơn giới hạn trên.
Để cải thiện chỉ số tiểu đường thai kỳ, mẹ nên vận động hợp lý. Nếu không thể tập thể dục hàng ngày liên tục 30 phút thì mẹ có thể chia nhỏ thời gian tập mỗi lần khoảng 10 phút. Bên cạnh đó, các loại hình vận động khác như làm việc nhà, đi thang bộ cũng được xem là hiệu quả tương đương tập thể dục.
Vận động sau bữa ăn giúp chỉ số tiểu đường thai kỳ không tăng quá cao, cải thiện sự đề kháng insulin, tăng cường sự dẻo dai, sức chịu đựng cho cơ thể và cải thiện hoạt động của hệ tim mạch.
Vậy là mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn không”. Mẹ nhớ thực hiện cho đúng để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
Xem thêm:
-
Khi nào mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ? Xét nghiệm ở đâu đảm bảo chính xác?
-
Tiểu đường khi mang thai: Nguy hiểm tiềm ẩn nhưng có thể phòng tránh được
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!