Những điều cơ bản thai phụ nên biết về xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test là gì? Vì sao thai phụ cần thực hiện? Có cần phải chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm này hay không? 

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test là gì?

Double Test là một xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện bất thường nhiễm sắc thể và một vài hội chứng dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh double test giúp:

  • Kiểm tra và định lượng β-hCG tự do (free beta-human chorionic gonadotropin) và PAPP-A (pregnancy associated plasma protein A) có trong máu của thai phụ
  • Kết hợp đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi mẹ, tuổi thai,… nhằm đánh giá nguy cơ của bệnh bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwards (Trisomy 18) và Patau (Trisomy 13).
  • Trong trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính, đồng thời có chẩn đoán bệnh lý thần kinh, thai phụ vẫn còn thời gian để suy nghĩ và đưa ra lựa chọn kết thúc thai kỳ trong giai đoạn đầu mà không có biến chứng.

Thai phụ nên thực hiện xét nghiệm Double Test khi nào?

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test thường được thực hiện trong ba tháng đầu của thai kỳ, tức là từ tuần thứ 8 đến 14 của thai kỳ.

Hiện nay, tuy xét nghịệm Double test rất cần thiết với các thai phụ tuổi đã cao, nhưng Bộ Y tế cũng khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai đều nên thực hiện. Dưới đây là nhóm thai phụ có nguy cơ cao nên kịp thời làm các xét nghiệm loại trừ nguy cơ và tiếp tục theo dõi thai kỳ ở các tháng tiếp theo.

  • Thai phụ từ 35 tuổi trở lên
  • Mẹ mang đa thai
  • Đã từng có tiền sử bị sảy thai, thai lưu
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc bé trước đã mắc dị tật bẩm sinh
  • Phụ nữ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai
  • Có kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy nguy cơ cao.

PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội cho biết, mỗi năm trong khoảng 1,5 triệu trẻ được sinh ra thì có khoảng:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • 1.400 – 1.800 trẻ mắc hội chứng Down;
  • 2200 trẻ mắc bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh);
  • 1000 – 1500 trẻ mắc bệnh;
  • 200 – 250 trẻ mắc hội chứng Edwards và nhiều bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác.

Vì thế, việc ứng dụng phân tích di truyền trong lĩnh vực sản khoa giúp chẩn đoán sớm, sàng lọc đột biến số lượng nhiễm sắc thể và phát hiện sớm các dị tật cho thai nhi là vô cùng quan trọng.

Mẹ bầu cần chuẩn bị gì cho xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test?

Vì double test về bản chất là một xét nghiệm máu, do đó thai phụ sẽ không cần không cần phải ăn kiêng hay nhịn ăn như những xét nghiệm máu thông thường. Tuy nhiên, nếu có đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong khi mang thai, hãy thông báo cho bác sĩ.

Trong một số trường hợp, thai phụ có thể được khuyên ngừng dùng thuốc cho đến khi tiến hành xét nghiệm. Ngoài ra, nếu có bất kỳ bệnh dị ứng hoặc tình trạng y tế nào, hãy đảm bảo thông báo cho bác sĩ của mẹ bầu biết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trước khi tiến hành thu mẫu, nhìn chung đây là các bước thường được thực hiện:

  • Bác sĩ sẽ giải thích để thai phụ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của cuộc xét nghiệm.
  • Thai phụ điền đầy đủ thông tin cần thiết lên phiếu yêu cầu xét nghiệm. Lưu ý hãy kiểm tra kỹ càng lại độ chính xác của các thông tin trước khi điền như: chu kỳ kinh nguyệt (ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, số ngày của vòng kinh, có đều hay không), ngày siêu âm thai gần nhất, tuần thai, số lượng thai, chiều dài đầu – mông và khoảng sáng sau gáy.
  • Bác sĩ tiến hành thu mẫu máu tĩnh mạch tay của người mẹ để làm xét nghiệm.
  • Kết quả phân tích của Double test có sau khoảng 2 – 3 ngày.

Xét nghiệm này được thực hiện như thế nào?

Double test là xét nghiệm máu kết hợp với siêu âm và các thông tin bệnh lý. Sau khi lấy mẫu máu, chúng sẽ được quan sát để kiểm tra mức độ hormone β-hCG tự do và protein huyết tương A (PAPP-A) liên quan đến thai kỳ. Hormone glycoprotein này được nhau thai phát triển trong quá trình mang thai. Nồng độ hCG beta tự do cao cho thấy nguy cơ mắc hội chứng Down cao hơn. Mặt khác, lượng protein thấp cũng cho thấy nguy cơ bé có thể bị mắc hội chứng Down.

Có rất nhiều xét nghiệm thai phụ nên thực hiện trong thai kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Để biết chính xác, hãy luôn thăm khám thường xuyên, đúng lịch hẹn của bác sĩ ở những trung tâm y tế uy tín mẹ nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu